Hải quan chấn chỉnh công tác quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tổng cục Hải quan vừa có công văn 6457/TCHQ-PC gửi các Cục hải quan địa phương, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra chống buôn lậu yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu phải nghiên cứu, tổ chức thực hiện đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đồng thời lưu ý một số nội dung trong việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Cụ thể, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có tang vật, phương tiện bị giam giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính chịu trách nhiệm phân công cán bộ làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ. Trường hợp có kho tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì bố trí cán bộ chuyên trách để thực hiện công tác này.

Bên cạnh đó, người được giao quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện theo đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện; thường xuyên kiểm tra nơi tạm giữ, phát hiện kịp thời tang vật, phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi tạm giữ không được bảo đảm an toàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Ngoài ra , kho tang vật phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ, đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường và tuân thủ các điều kiện về nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Trường hợp không đủ điều kiện bố trí kho tạm giữ tang vật, phương tiện riêng hoặc quy mô xây dựng nơi tạm giữ không đủ để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì có thể thuê nơi tạm giữ. Trường hợp tang vật có số lượng ít hoặc nhỏ, gọn thì có thể giao cho cán bộ có đủ khả năng và điều kiện quản lý tại trụ sở cơ quan mình.

Việc tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện khi có quyết định của người có thẩm quyền. Khi giao nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận, mỗi bên giữ một bản.

Thùy Dương (TTXVN)
Đồng lõa với doanh nghiệp chiếm đoạt gần 42 tỷ đồng tiền hoàn thuế, 34 cán bộ hải quan hầu tòa
Đồng lõa với doanh nghiệp chiếm đoạt gần 42 tỷ đồng tiền hoàn thuế, 34 cán bộ hải quan hầu tòa

Ngày 28/9, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử Lê Thị Chi (sinh năm 1979, ở huyện An Phú, tỉnh An Giang) cùng 51 đồng phạm về các tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" và "mua bán hóa đơn".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN