Theo ông Mohammad Faisal lý giải mối đe dọa của suy thoái là trong dự tính. Mặc dù, đây là mới là giai đoạn đầu, nhưng điều này sẽ được thể hiện rõ ràng hơn khi bước sang quý III và quý IV/2020. Trong lĩnh vực kinh tế, một quốc gia bị coi là rơi vào suy thoái nếu nền kinh tế tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Do đó, nếu nền kinh tế của Indonesia trong quý II và III/2020 suy giảm thì Indonesia sẽ chính thức rơi vào suy thoái.
Ông Faisal dự đoán kinh tế Indonesia sẽ giảm 1,5- 3% trong năm 2020. Kinh tế trong nước sẽ giảm 1,5% nếu đỉnh điểm của dịch COVID-19 xảy ra vào quý III/2020 và chính phủ không thực hiện lại chính sách hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB). Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Indonesia sẽ giảm đến 3% nếu các trường hợp lây nhiễm tiếp tục tăng cho đến quý IV/2020.
Tình hình kinh tế tồi tệ không chỉ xảy ra ở Indonesia, mà còn trên thế giới, do không chỉ bị ảnh hưởng bởi đại dịch và còn cả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thông thường các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ quyết định mức độ năng động của nền kinh tế toàn cầu.
Còn theo Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) dự báo nền kinh tế Indonesia trong quý II/2020 giảm 3,26-3,88%. Xu hướng giảm tiếp tục cho đến quý III/2020. Theo tính toán của Indef, kinh tế Indonesia trong quý III/2020 có khả năng bị âm từ 1,3-1,7%. Nếu điều này thực sự xảy ra, thì Indonesia sẽ chính thức bước vào một cuộc suy thoái.
Trước đây, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong năm 2020 sẽ là 0%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Indonesia sẽ đình trệ trong năm nay.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng kinh tế của Indonesia sẽ giảm 0,3% trong năm 2020. IMF dự đoán rằng nền kinh tế Indonesia sẽ trở lại tích cực vào năm 2021 ở mức 6,1%.