Theo đó, bà con trồng sắn có diện tích bị bệnh khảm lá cần nhanh chóng khoanh vùng, phun thuốc trừ virus bọ phấn trắng để tiêu hủy nguồn bệnh triệt để. Vụ mùa tiếp theo phải chuyển đổi sang cây trồng khác để tránh bệnh sẽ tiếp tục gây hại.
Còn những diện tích chưa bị bệnh, người dân cần mua giống có nguồn gốc rõ rằng, không bị bệnh và không mua bán giống từ các vùng đang có dịch bệnh. Nếu sau khi trồng sắn mà phát hiện bệnh khảm lá xuất hiện thì cần nhanh chóng ngăn chặn phun thuốc, tiêu hủy kịp thời để tránh bệnh lây lan.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho người dân nhận biết cách phòng, trừ bệnh trên cây sắn đúng thuốc, đúng liều lượng.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước hiện nay trên địa bàn có hơn 10.000 ha diện tích trồng sắn. Bệnh khảm lá đã và đang “hoành hành” tại nhiều huyện Hớn Quản, Chơn Thành, Phú Riềng, Lộc Ninh, Đồng Phú. Cũng theo thống kê, từ tháng 8 đến nay bệnh khảm lá sắn lan nhanh làm gần 2.000 ha sắn bị nhiễm bệnh, nguy cơ mất mùa năm nay rất cao.
Bệnh khảm lá trên cây sắn được xác định do vius lây truyền qua hom giống và môi giới truyền bệnh từ bọ phấn trắng. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết là khảm vàng loang lỗ trên lá, mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ. Còn mức hộ hại nặng làm cho lá sắn xoắn, cong queo và nhăm nhúm. Từ lúc nhiễm bệnh sẽ làm cây sắn phát triển yếu, năng suất chất lượng rất kém, thậm chí không thể thu hoạch củ.