Tết Nguyên đán 2014 đang đến gần, các vấn đề liên quan đến điều hành giá xăng dầu, giá các mặt hàng thiết yếu đang khiến người dân hết sức quan tâm. Bên cạnh đó, những vấn đề của kinh tế vĩ mô như chống thất thu thuế, chuyển giá... cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.Khách hàng mua sắm mùa khuyến mãi tại siêu thị Co.op Mart, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN |
* Phân loại doanh nghiệp có rủi ro cao về thuếBộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết trên thực tế đa số doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về thuế. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 và đầu năm 2013 nổi lên tình trạng một số cá nhân đã thành lập doanh nghiệp “đen” để kinh doanh, mua, bán hóa đơn bất hợp pháp hàng nông sản tại Tây Nguyên hay thành lập doanh nghiệp “đen” tại Tây Nam bộ kinh doanh xuất khẩu hàng công nghệ phẩm qua biên giới đất liền để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Nguyên nhân xảy tình trạng trên được Bộ trưởng chỉ ra là do việc lợi dụng sự thông thoáng trong cấp phép thành lập doanh nghiệp; các chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước; cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế; cơ chế cho doanh nghiệp tự in hoá đơn; cơ chế thông thoáng về thủ tục hải quan...
Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã kịp thời phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo cơ quan thuế tổ chức phân loại doanh nghiệp, tập trung thanh tra, kiểm tra xử lý các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Cùng với việc chỉ đạo cơ quan Hải quan tăng cường kiểm tra hàng hoá thực tế xuất nhập khẩu có nghi vấn; chỉ đạo việc nghiên cứu sửa quy định về quản lý hoá đơn bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, Bộ còn ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý Quỹ hoàn thuế GTGT; tăng cường các phối hợp quản lý thu thuế với các địa phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ về thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết đã báo cáo Chính phủ ra Nghị quyết tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2013 để sửa Nghị định 51 về chế độ hoá đơn, chứng từ. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, có độ rủi ro cao về thuế, chuyển địa điểm liên tục... sẽ không cho doanh nghiệp tự in hóa đơn, tăng cường hơn việc kiểm tra đối chiếu chéo việc sử dụng hóa đơn tại các cơ quan thuế.
*Chống chuyển giáTư lệnh ngành tài chính khẳng định trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế , kêu gọi đầu tư nước ngoài với sự khác biệt về thuế suất và chế độ ưu đãi thuế giữa các quốc gia , thì vấn đề chuyển giá, tránh thuế không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. "Vấn đề là chúng ta tiếp cận để quản lý tốt, vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, vừa đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phù hợp với luật pháp quốc tế, đây là nguyên tắc chung”, Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng, về phía Bộ Tài chính đã nhận thức vấn đề và xây dựng các khung pháp lý để phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá từ rất sớm . Đặc biệt Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1250/QĐ-BTC phê duyệt Chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 , trong đó đề ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống chuyển giá.
Đến nay Bộ đã từng bước kiểm soát được hoạt động chuyển giá, như cơ quan thuế các cấp đã quản lý được 3.188 doanh nghiệp có giao dịch liên kết thực hiện kê khai thông tin; h ệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đã từng bước được xây dựng để phục vụ công tác thanh tra giá chuyển nhượng . Từ đó, s ố lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai thua lỗ giảm đi rõ rệt , góp phần lành mạnh hoá môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Theo quan điểm của B ộ Tài chính , việc chuyển giá khi đầu tư vào Việt Nam ở nhiều giai đoạn khác nhau. Ngay từ giai đoạn đầu tư, sau cấp phép việc kê khai giá cả giá trị của máy móc thiết bị , chuyển giao công nghệ, hoặc bản quyền, thương hiệu được đưa vào Việt Nam cũng có thể là chu yển giá khi kê giá cao. H ay tại giai đoạn tiêu th ụ sản phẩm đều có thể xảy ra hiện tượng chuyển giá nếu như doanh nghiệp kê khai giá cao hơn thực tế.
Bộ Tài chính cho rằng để chống chuyển giá ngoài trách nhiệm của ngành tài chính, thì các ngành các cấp như kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ cũng phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra kiểm soát đầu vào, đầu ra của đầu tư vào khâu sản xuất của doanh nghiệp thì mới đảm bảo được chuyển giá. Nghĩa là giá đầu vào, đầu ra phải được xác định đúng theo thị trường. “Như vậy, thì mới đảm bảo được chống chuyển giá, từ đó đảm bảo được sự công bằng, đảm bảo được sự thực thi pháp luật và đảm bảo được nguồn thu ngân sách nhà nước, ” Bộ trưởng chia sẻ.
* Từng bước xóa bỏ bù chéo trong điều hành giá
Quản lý gía cả các mặt hàng thiếu yếu cũng là một nội dung được Bộ Tài chính rất quan tâm trong quá trình điều hành. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, v iệc điều hành giá phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô theo chủ trương chung của Quốc hội, Chính phủ. Theo đó, điều hành giá phải theo đúng pháp luật về giá; giá cả được điều hành theo định hướng có sự quản lý của Nhà nước; trong quá trình điều hành phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, cũng như đảm bảo sự công khai minh bạch; tôn trọng quyền định giá của doanh nghiệp.
Đặc biệt, việc điều hành giá phải từng bước xóa bỏ bù chéo trong nền kinh tế. Bộ trưởng cho biết, năm 2013 đã từng bước xóa bỏ bù chéo, như giá bán than nội địa đã bán theo giá thị trường. Đồng thời, trong quá trình điều hành giá, các chính sách an sinh xã hội phải được đảm bảo hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách, vùng sâu vùng xa. "Chúng tôi tin rằng kinh tế vĩ mô càng ngày càng ổn định thì trong điều hành giá cả và giá cả thị trường năm 2014 sẽ ổn định hơn. Cùng đó, việc điều hành giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than, gas... sẽ tránh được những cú sốc về giá, nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dân”, người đứng đầu ngành Tài chính nhấn mạnh.
Riêng trong việc đi ều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết từ cuối năm 2009 đến nay đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP với nguyên tắc xuyên suốt là giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế giá thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, quy định công thức tính giá cơ sở căn cứ bình quân giá xăng dầu thế giới 30 ngày, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá là 10 ngày, thực hiện bình ổn giá thông qua các công cụ tài chính, như: Quỹ Bình ổn giá, thuế, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp, công khai, minh bạch các nguyên tắc quản lý, điều hành giá xăng dầu.
Thời gian vừa qua, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã công khai việc hình thành sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu của từng doanh nghiệp trong từng quý. Nhằm thực hiện công khai, minh bạch hơn nữa trong điều hành giá xăng dầu thời gian tới, trong từng lần điều hành giá xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính sẽ công bố công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới từng ngày của từng chủng loại xăng, dầu trong bình quân 30 ngày làm căn cứ điều hành giá xăng dầu trong nước. Và công khai minh bạch phương án tính toán giá cơ sở, trong đó chi tiết từng yếu tố chi phí cấu thành giá cơ sở, như: giá xăng, dầu thành phẩm thế giới; các khoản thuế, phí; chi phí kinh doanh định mức; lợi nhuận định mức; trích, chi Quỹ bình ổn giá...
Trên cơ sở sự công khai, minh bạch đó, người dân và các chuyên gia kinh tế có thể giám sát cụ thể việc điều hành giá xăng dầu trong nước và tạo sự đồng thuận mỗi khi Liên Bộ cho phép điều chỉnh giá xăng dầu.
Thùy Dương