Những yếu tố tác động đến nền kinh tế toàn cầu

Diễn đàn “The coversation” số ra mới đây có bài phân tích về những yếu tố tác động tới tình hình kinh tế thế giới năm 2016, trong đó khẳng định nếu các nước lớn không cùng nhau hành động thì nền kinh tế thế giới năm 2016 sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Có vẻ như năm 2016 sẽ là một năm quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) đã tư vấn cho các nhà đầu tư “bán tất cả mọi thứ, trừ trái phiếu chất lượng cao” vì tình trạng hỗn loạn ở các thị trường chứng khoán đã quay trở lại. Chỉ số Dow Jones và S&P đã giảm hơn 6% kể từ đầu năm nay chính là một khởi đầu tồi tệ nhất cho một năm mới. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở các thị trường lớn khác, các công ty hàng đầu của FTSE đã mất đi 72 tỷ euro trong cùng một khoảng thời gian.

Liệu Mỹ có thể đóng vai trò định hướng cho nền kinh tế toàn cầu năm 2016? Ảnh: AFP/TTXVN

Những sự giảm sút này diễn ra sau cú sốc lớn đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Giao dịch chứng khoán của Trung Quốc rất khác so với các nền kinh tế lớn khác, các công ty Trung Quốc không dựa vào giao dịch chứng khoán để gây quỹ, thay vào đó là sử dụng các khoản nợ. Cùng một lúc, các giao dịch thương mại của Trung Quốc bị tắc nghẽn, gián đoạn (giống như khi giá cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh), khiến các nhà đầu tư trên thế giới thực sự hoảng loạn. Trước đó, giá hàng hóa tiếp tục giảm mạnh. Giá dầu giảm xuống chỉ còn 30 USD/thùng và không có khả năng sớm tăng trở lại.

Về cơ bản, có hai quan điểm khác nhau lý giải tại sao nền kinh tế thế giới vẫn đang phải vật lộn trong suốt 8 năm qua sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Quan điểm đầu tiên cho rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu toàn cầu giảm mạnh, nền kinh tế thế giới chao đảo, người tiêu dùng và các nhà đầu tư vẫn còn e ngại và thiếu lòng tin. Chính sách tiền tệ không thể khuyến khích nhu cầu tăng lên khi lãi suất đã ở mức gần bằng 0%. Sẽ không có triển vọng cho sự phục hồi kinh tế thế giới nếu các chính phủ không thể khôi phục lòng tin thông qua hành động phối hợp tài chính. Đây là thế giới quan về cầu trong học thuyết kinh tế của trường phái Keynes, trong đó nhấn mạnh rằng nền kinh tế toàn cầu sau chiến tranh cần phải được quản lý tổng thể mức độ về nhu cầu.

Một quan điểm khác cho rằng sự trì trệ kinh tế của thế giới bắt nguồn từ nguyên nhân mở rộng các khoản tiền tiết kiệm toàn cầu, một phần được thúc đẩy bởi sự nổi lên của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Bởi vì, trong khi nhu cầu kinh doanh đầu tư vốn còn yếu, các khoản tiền tiết kiệm dư thừa lại đổ vào những thứ như trái phiếu chính phủ, dẫn đến lãi suất thực tế thấp.

Khi bước vào năm 2016, chúng ta nên có cái nhìn sâu sắc về hai quan điểm thế giới quan để xem liệu chúng có chính xác hay không nếu nhu cầu tiêu dùng và chi tiêu đầu tư có thể phục hồi mà không cần chính phủ chi bổ sung. Cuộc tranh luận về cầu có giá trị lớn hơn, nhưng có ba cấp độ.

Thứ nhất, để duy trì nhu cầu tiêu dùng, mức lương phải theo kịp lạm phát. Nếu điều này không xảy ra, nó sẽ tiếp tục làm tăng sự bất bình đẳng và không khuyến khích chi tiêu tiêu dùng.

Thứ hai, mức nợ sau khủng hoảng vẫn cao tại nhiều quốc gia, đây là vấn đề phức tạp. Nợ hộ gia đình vẫn cao liên quan đến GDP ở Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai Len, Canada và Mỹ (chiếm từ 80% đến 110% kích thước của nền kinh tế). Và nợ chính phủ theo tỷ lệ của nền kinh tế vượt quá 100% ở Mỹ, Ai Len, Italy, Hy Lạp, Bỉ, Bồ Đào Nha và Nhật Bản.

Các nhà phê bình học thuyết kinh tế Keynes cho rằng trừ khi các mức nợ được giảm xuống, nếu không rất khó để nhìn thấy một sự phục hồi dù là chậm.

Thứ ba, Mỹ đã có thể sử dụng vị trí thống lĩnh của mình để thiết lập một định hướng rõ ràng cho nền kinh tế thế giới, giúp các chính phủ và ngân hàng trung ương trên thế giới dễ thở hơn. Trong một thế giới đa cực, nơi các nước thiết lập các chính sách tài khóa và tiền tệ của riêng mình, thì khả năng các quốc gia thực hiện chính sách sai lầm là rất cao vì họ không thể lý giải được chuyện gì đang xảy ra ở bên ngoài.

Sẽ là lý tưởng nếu trong năm 2016, chúng ta được chứng kiến sự hợp tác kinh tế vĩ mô lớn hơn giữa các nước G20, trong đó, các nền kinh tế G20 sẽ tìm cách chia sẻ các nỗ lực duy trì nhu cầu của thế giới thông qua các khoản đầu tư công có trọng điểm nhằm khôi phục kinh doanh và lòng tin của người tiêu dùng.

Sơn Hà (P/v TTXVN tại Australia)
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ngày 19/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay so với dự báo công bố hồi tháng 10/2015 do sự suy giảm của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và giá dầu trên thế giới giảm mạnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN