Rót 7 tỉ USD vào Mỹ, nhà thầu iPhone ‘ghi điểm’ với ông Trump

Dự án xây dựng một nhà máy sản xuất màn hình tivi khổng lồ tại Mỹ của Foxconn được nhìn nhận là sẽ "ghi điểm" với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, hưởng ứng trọn vẹn chương trình thúc đẩy việc làm và sản xuất trong nước của vị chủ nhân mới của Nhà Trắng.

Foxconn là đối tác sản xuất iPhone cho "người khổng lồ" công nghệ Mỹ Apple.

Ngoài ra, việc nắm được miếng bánh trên thị trường Mỹ còn giúp nhà thầu sản xuất phụ kiện và lắp ráp iPhone của Đài Loan (Trung Quốc) vực dậy thương hiệu Sharp mà họ mới tậu từ tay công ty Nhật Bản.


Hôm 22/1, nhà sáng lập Foxconn, Terry Gou đã thuyết trình về dự án khổng lồ trị giá 7 tỉ USD sản xuất các tấm màn hình tại Mỹ. Thông tin này không gây bất ngờ trước đó nó đã vô tình bị tiết lộ sau phát biểu của ông chủ SoftBank Masayoshi Son, đối tác của Foxconn. Ông Son khi đó cam kết đầu tư 50 tỉ USD vào Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, và hé lộ phần tham gia của Foxconn là 7 tỉ USD.

 

Theo CNBC, tất nhiên dự án trên có thể sẽ không xảy ra: Ông Gou vốn có lịch sử tuyên bố về những dự án khủng chưa bao giờ thành hiện thực. Nhưng ít nhất trên giấy tờ, đây là một thỏa thuận lớn. Dự án mới của Foxconn được kỳ vọng sẽ tạo ra trên 50.000 việc làm tại Mỹ.

 

Nếu dự án suôn sẻ, chắc chắn Foxconn sẽ ghi điểm không chỉ kinh tế mà còn chính trị. Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ “loại” thẳng tay những công ty trong nước và nước ngoài “hy sinh” việc làm của người Mỹ để đưa các nhà máy ra nước ngoài, đồng thời đe dọa tăng thuế nhập khẩu từ các nước sản xuất hàng hóa như Trung Quốc.


Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng cảnh báo sẽ gây áp lực buộc Apple phải đưa hoạt động sản xuất iPhone và iPad về nước Mỹ.

 

Trong khi đó, Foxconn (được biết đến với tên "Tập đoàn Công nghiệp chính xác Hồng Hải"), đối tác chính sản xuất iPhone cho Apple, xem chừng đặc biệt dễ tổn thương trước bất cứ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung nào: tập đoàn có giá trị 46 tỉ USD này lệ thuộc vào hoạt động sản xuất lớn với nhiều nhân công ở Trung Quốc đại lục.


Với việc xây dựng nhà máy ngay tại Mỹ, Foxconn có thể tự bảo đảm tương lai cho mình. Công ty đang nỗ lực hồi phục thương hiệu Sharp ốm yếu mới mua về năm ngoái. Chìa khóa để tiếp nội lực cho thương hiệu TV của Nhật là phải bán nhiều hơn các linh kiện tivi chứ không chỉ màn hình.


Việc địa phương hóa sản xuất màn hình có thể giúp Foxconn tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, việc quảng bá tên tuổi ở Mỹ cũng có thể giúp Foxconn bán thêm nhiều sản phẩm Sharp dòng high-end tại thị trường tiêu thụ TV lớn số 2 thế giới này. 

Phan Long
iPhone 7 là bước chuẩn bị để iPhone 8 chia tay với nút 'home'?
iPhone 7 là bước chuẩn bị để iPhone 8 chia tay với nút 'home'?

Như để chuẩn bị tâm lý cho các tín đồ iPhone về sự biến mất của nút “home” quen thuộc, Apple đã chế tạo nút “home” ở sản phẩm iPhone 7 không thật sự là nút “home” như các bậc tiền bối của nó, tờ Independent cho hay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN