Vùng ĐBSCL cũng còn nhiều vấn đề bất cập cần phải nhanh chóng khắc phục để tạo thêm động lực cho các luồng vốn FDI “chảy” mạnh và đúng hướng vào những ngành, sản phẩm chủ lực.Cơ cấu không cân đối Theo VCCI chi nhánh Cần Thơ, đầu tư nước ngoài ở ĐBSCL từ năm 1988 - 2013 có 836 dự án với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD bằng 4,9% so với cả nước. Tuy nhiên vốn đầu tư FDI rót vào vùng ĐBSCL so với các vùng khác của cả nước, còn quá ít trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng ngành công nghiệp chế biến thủy sản, trái cây, du lịch....
Cơ cấu đầu tư vào các ngành trong những năm qua không cân đối khi có trên 80% tổng vốn FDI lại tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, bất động sản và sản xuất phân phối điện, may mặc..., trong khi lợi thế chính của vùng ĐBSCL là nông, ngư nghiệp.
Trái cây là một trong những sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL. |
TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ đánh giá: “Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL hơn 50 ngàn doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 1,2%. Về kết cấu doanh nghiệp, doanh nghiệp tham gia vào ngành nông nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 7%”. Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng sụt giảm đến mức báo động. Cách đây 15 năm, FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư FDI, thì trong 3 năm gần đây, chiếm chưa đến 0,5%.
Tại Hội nghị “Giới thiệu môi trường đầu tư vùng ĐBSCL” được VCCI Cần Thơ và các Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch của 13 tỉnh, thành phối hợp tổ chức vào ngày 22/5, trong các danh mục dự án kêu gọi đầu tư của các tỉnh đều tập trung vào lợi thế của các tỉnh là các ngành nông nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre cho biết: “Ngoài ưu tiên đầu tư vào hạ tầng khu cụm công nghiệp, Bến tre còn có 3 thế mạnh chính là dừa, thủy sản và phát triển du lịch. Do vậy hiện nay Bến Tre cũng ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nói trên”. Theo đó, lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông, thủy sản (chế biến sản phẩm từ dừa, thủy hải sản, trái cây với công nghệ cao); sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, mỹ nghệ từ sản phẩm nông nghiệp... đang ưu tiên mời gọi đầu tư.
Còn nhiều thách thứcTheo VCCI chi nhánh Cần Thơ, đầu tư nước ngoài ở ĐBSCL từ năm 1988 - 2013 có 836 dự án với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD bằng 4,9% so với cả nước. Tuy nhiên vốn đầu tư FDI rót vào vùng ĐBSCL so với các vùng khác của cả nước, còn quá ít trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng ngành công nghiệp chế biến thủy sản, trái cây, du lịch.... |
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng còn lo ngại về những thách thức mà các tỉnh vùng ĐBSCL phải đối mặt và kiến nghị phải giải quyết ngay. Ông Yasuzumi Hirotaka - Giám đốc điều hành tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản, cho rằng: Hiện nay các tỉnh vùng ĐBSCL còn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua như công nghệ và máy móc dùng cho sản xuất, thu hoạch và chế biến của ngành nông thủy sản còn rất lạc hậu, tỷ lệ cơ giới hóa còn quá thấp so với nhu cầu”.
Theo ông Yasuzumi Hirotaka, việc cần thiết là nhanh chóng cải thiện hiệu quả và chất lượng quy trình sản xuất và thu hoạch nông sản bằng cách ứng dụng công nghệ mới. Tập trung đầu tư mua sắm các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng và thêm giá trị gia tăng cho các mặt hàng nông thủy sản của vùng. “Sự hấp dẫn thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến của vùng trong bối cảnh hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Thái Bình Dương - TPP đang được đàm phán mang lại ý nghĩa to lớn cho vùng ĐBSCL. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như vấn đề truy xuất nguồn gốc là những điều kiện tiên quyết cần sớm được giải quyết” - ông Yasuzumi Hirotaka kiến nghị.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng lo ngại những khó khăn từ cách hoạt động của ngành nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ của vùng ĐBSCL. Chính sự đầu tư phân tán, thiếu chuyên nghiệp làm hạn chế khả năng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Hoàng, đại diện cho công ty TNHH De Heus Việt Nam, một công ty về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của Hà Lan cho rằng: “Chính phủ cũng như chính quyền địa phương cần nhanh chóng đẩy nhanh việc thay đổi lại hệ thống thu mua nhiều cấp”.
Mặt khác, hiện nay việc liên kết, phối hợp phát triển vùng ĐBSCL còn khá yếu. Vẫn thiếu một cơ chế hiệu quả phối hợp liên kết cấp vùng trong việc điều chỉnh và thực hiện mục tiêu quy hoạch nên chưa tạo điều kiện phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn vùng, lợi thế của từng địa phương trong vùng. Ranh giới hành chính vẫn là trở ngại lớn, gây tình trạng chia cắt, không tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu quy hoạch cấp vùng theo một không gian kinh tế thống nhất. Cơ chế phối hợp trong quản lý chưa được làm rõ về chức năng và tổ chức đã gây ra nhiều hạn chế đối với việc hợp tác phát triển, rõ nhất là trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư.
“Thu hút đầu tư là một cuộc cạnh tranh khốc liệt chứ nó không tự nhiên mà đến. Vì thế, 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần phải đoàn kết lại thành một thể thống nhất để hành động đạt hiệu quả cao hơn để phát huy lợi thế và cải thiện những điểm yếu của vùng” - ông Yasuzumi Hirotaka kiến nghị.
Sẽ có cơ chế đặc thù
Vùng sẽ khắc phục những tồn tại để tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các doanh nghiệp FDI. Chính phủ đã và đang có chính sách cơ chế đặc thù cho ĐBSCL phát triển. Hiện các tỉnh trong vùng đang tập trung đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy để bảo đảm lưu thông hàng hóa, giảm bớt chi phí vận chuyển từ ĐBSCL đến TP.HCM. Công tác cải cách thủ tục hành chính cũng đang có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, cơ chế liên kết vùng mà 13 tỉnh, thành đang xây dựng sẽ củng cố các điểm mạnh riêng có của từng vùng để tạo ra các lợi điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong hiện tại và tương lai.
Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ
Chú trọng các kênh kết nối
Làm gì để các tỉnh, thành vùng ĐBSCL có thể thu hút được nhiều vốn FDI từ các công ty Hoa Kỳ, tôi đề xuất những kênh kết nối mà các lãnh đạo từ trung ương đến địa phương cần phải quan tâm thực hiện. Đó là, tận dụng mạng lưới kết nối trực tuyến để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Hoa Kỳ; sắp xếp thời gian tham gia trình bày tại các hội nghị về triển vọng đầu tư của các công ty Hoa Kỳ và hợp tác với AmCham HCMC và AmCham Singapore; Tham gia hội nghị Tầm nhìn Kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương (APBO); Tham gia vào Hội đồng Quản lý Tài sản doanh nghiệp với sự góp mặt của các công ty lớn của Hoa Kỳ nhằm tạo sự kết nối lâu dài để tìm kiếm cơ hội hợp tác; tham gia vào Hội đồng Phát triển kinh tế quốc tế, đây là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ các tổ chức xúc tiến và các địa phương muốn kêu gọi đầu tư FDI một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Ông Heb Cochran, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam - AmCham |
Bài và ảnh:
Đức Anh