Triển khai dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam giai đoạn 3

Ngày 7/3, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức phi chinh phủ Winrock International tổ chức hội nghị triển khai dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam, giai đoạn 3 (2018 – 2020).

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội nghị.

Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam do USAID tài trợ và được thực hiện bởi Winrock International với sự phối hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dự án đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững. Giai đoạn 1 và 2 của dự án (2012 – 2018) đã giúp đưa các chính sách và chiến lược quốc gia và thực tiễn để ứng phó với biến đổi khí hậu, tập trung vào các lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường sinh kế.

Ông Brian Bean, Trưởng đại diện Tổ chức Winrock International tại Việt Nam cho biết, giai đoạn 3 của dự án Rừng và Đồng bằng sẽ hướng tới mục tiêu huy động thêm nguồn lực trong nước phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo chi trả dịch vụ môi trường rừng; tăng tính minh bạch công bằng của chi trả dịch vụ môi trường rừng và đo đạc tác động của chi trả dịch vụ môi trường rừng lên chất lượng rừng và sinh kế địa phương.

Giai đoạn 3 dự án sẽ được triển khai ở 4 tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, Thanh Hóa và Quảng Ninh, với các hoạt động chính như: xây dựng hệ thống chi trả điện tử để chi trả điện tử, cải thiện hơn nữa hệ thống giám sát đánh giá, mở rộng chi trả dịch vụ khác như hấp thụ các ban, du lịch sinh thái và sử dụng nước.

Trong giai đoạn 1 và 2 (2012- 2018) của Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam được triển khai tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (2 tỉnh miền núi), Nam Định và Long An (2 tỉnh đồng bằng), với tổng kinh phí 26,5 triệu USD.

Từ năm 2018, giai đoạn hai của dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng là một hợp phần quan trọng trong các chương trình lâm nghiệp ở Việt Nam để trở thành một công cụ hiệu quả để thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước.

Đến nay, chương trình đã xây dựng thành công các chương trình và thực hiện các hành động nhằm đạt được tăng trưởng xanh, quản lý rừng bền vững và thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Nhờ sự hỗ trợ của dự án, khoảng 25.000 hộ gia đình được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng và đang tích cực hơn trong việc bảo vệ rừng tài dịa phương. Tại Nam Định và Long An, các cộng đồng đã tham gia thực hiện hành động ứng phó thiên tai, với hơn 200  ngàn người ở 60 xã thực hiện các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Các chuyên gia dự án đã làm việc với trung tâm khuyến nông địa phương để thúc đẩy các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho hơn 30.000 nông dân ở cả khu vực rừng và đồng bằng.

Một trong hoạt động trọng tâm của dự án này là hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng (giai đoạn 2018 – 2021). Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của dự án đang hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam nhằm cải thiện hệ thống chi trả này thông qua các hoạt động cải tiến như: phương thức thanh toán điện tử minh bạch, hiệu quả, giúp giảm chi phí giao dịch và thống nhất các thủ tục thanh toán; hệ thống giám sát và đánh giá chi trả dịch vụ môi trường.

Cơ chế chính sách để phát triển nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng các công ty phát thải lớn sẽ chi trả cho các chủ rừng tiền dịch vụ lưu trữ và hấp thụ các-bon mà rừng cung cấp. Cơ chế này sẽ áp dụng trên toàn quốc để tăng nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ rừng và giúp Việt Nam đạt được cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Tin, ảnh: Văn Đức (TTXVN)
Cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng
Cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng

Sau khi Tuần tin tức số 45 đăng chuyên đề “Cộng đồng cần được hưởng lợi từ rừng”, nhiều ý kiến đã đồng tình việc bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ then chốt của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN