Trung Quốc lạm phát tăng cao nhất trong năm

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 10/9 cho biết chỉ số lạm phát của nước này trong tháng 8 đạt 2,0%, mức cao nhất trong năm nay.


Một quầy bán rau quả ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP/ TTXVN


Tuy nhiên, chỉ số giá sản xuất chứng kiến sự sụt giảm nhanh nhất trong gần 6 năm qua. Theo NBS, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cơ sở để tính lạm phát, trong tháng 8 đã tăng cao hơn dự báo của thị trường (1,9%) và cao hơn con số 1,6% của tháng 7.

Lạm phát tăng do giá thịt lợn và rau tăng lần lượt 19,6% và 15,9%. Đây là hai sản phẩm đóng góp hơn một nửa mức tăng CPI.

Tuy nhiên, NBS cho biết chỉ số giá sản xuất - "thước đo" giá hàng hóa trước khi xuất xưởng và cũng là một chỉ số cho thấy xu hướng biến động của CPI - đã giảm 5,9% trong tháng 8, mức thấp nhất kể từ khi sụt giảm xuống còn 7,0% hồi tháng 9/2009. Đây là tháng thứ 42 chỉ số này liên tiếp giảm, cho thấy nguồn hàng hóa đang dư thừa trong các nhà máy ở Trung Quốc.

Các chỉ số trái ngược vừa được NBS công bố nói trên đặt ban lãnh đạo Trung Quốc trước nhiệm vụ mới, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã làm rung chuyển các thị trường tài chính toàn cầu thời gian gần đây.

Lạm phát ở mức vừa phải có thể thúc đẩy chi tiêu, trong khi giá cả tiêu dùng giảm sẽ khiến các chủ hiệu ngừng nhập hàng và các công ty ngừng đầu tư, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Một số chuyên gia thậm chí bày tỏ lo ngại về nguy cơ thiểu phát. Mục tiêu lạm phát đặt ra của chính phủ Trung Quốc là 3% trong năm 2015.


Trước đó, Trung Quốc công bố con số tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 đạt 7,3%, mức thấp nhất trong 24 năm qua. GDP trong hai quý đầu năm 2015 đang tiếp tục đà chậm lại, chỉ đạt 7,0%.

Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày 9/9 khẳng định chính phủ Trung Quốc có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các chính sách tài chính "mạnh hơn" nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

TTXVN/Tin Tức
Các nền kinh tế mới nổi cần thận trọng trước đà giảm tốc của Trung Quốc
Các nền kinh tế mới nổi cần thận trọng trước đà giảm tốc của Trung Quốc

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã cảnh báo rằng các nền kinh mới nổi trên thế giới cần duy trì khả năng phục hồi lớn hơn để đối phó với tình trạng giảm đà tăng trưởng của Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN