Theo đó, Cảng vụ đường thủy khu vực được thí điểm thực hiện một số nhiệm vụ mới: tiếp nhận, quản lý hồ sơ và theo dõi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phân cấp, ủy quyền của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; quản lý chất lượng bảo trì công trình đường thủy theo ủy quyền; tiếp nhận, tổ chức quản lý công trình đường thủy được đầu tư xây dựng mới hoặc bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đồng thời, đề xuất xây dựng kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì, nâng cấp và xây dựng mới công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy.
Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa địa phương, đường thủy chuyên dùng. Tiếp nhận thông báo của chủ đầu tư về việc đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy vào sử dụng; thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa theo quy định;
Phối hợp với Chi cục Đường thủy nội địa khu vực tổ chức lập phương án kỹ thuật, dự toán bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý, trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trọng việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Thời gian thí điểm từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2023. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quyết định phạm vi, địa điểm thực hiện thí điểm.
Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thí điểm; tổng hợp báo cáo đề xuất kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sau khi kết thúc thí điểm.
Toàn quốc hiện có 4 Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực (I,II, III và IV) và 2 Chi cục Đường thủy nội địa VN (I, II), chủ yếu phạm vi quản lý tại phía Bắc và Nam. Hiện các cảng vụ có chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành đối với hệ thống cảng, bến thủy trên các tuyến đường thủy quốc gia; Chi cục Đường thủy quản lý hạ tầng luồng tuyến đường thủy quốc gia trong phạm vi được giao.
Hệ thống luồng đường thủy quốc gia được công bố, tổ chức quản lý vận tải thủy khoảng hơn 7.000 km, hàng năm được bảo trì thường xuyên bằng nguồn vốn ngân sách. Các tuyến đường thủy quốc gia do các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trực tiếp quản lý bảo trì hoặc được ủy quyền cho các địa phương thực hiện.