Vốn đăng ký dự án FDI vào Việt Nam giảm nhẹ

Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến thời điểm 20/10/2016, đã có 2.061 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép với số vốn đăng ký trên 12.265 triệu USD, tăng 24,4% về số dự án và giảm 1,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.

Bên cạnh đó, có 967 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt trên 5.348 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn bổ sung trong 10 tháng năm nay đạt trên 17.613 triệu USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong 10 tháng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước tính cũng đạt 12.700 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 10 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn các dự án được cấp phép mới đạt 8.9,4 triệu USD, chiếm ,4% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 999,3 triệu USD, chiếm 8,1%; các ngành còn lại đạt 2.876,6 triệu USD, chiếm 23,5%.

Sản xuất linh kiện điện tử kỹ thuật cao tại Cty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam (Nhật Bản) trong Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến 10 tháng năm nay đạt 12.848,1 triệu USD, chiếm 72,9% tổng vốn đăng ký. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 982,6 triệu USD, chiếm 5,6%; các ngành còn lại đạt 3.782,7 triệu USD, chiếm 21,5%.

Trong 10 tháng, cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới; trong đó, Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 2.443,6 triệu USD, chiếm 19,9% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hà Nội 1.122 triệu USD, chiếm 9,1%; Bình Dương 1.098 triệu USD, chiếm 9%; Đồng Nai 995,5 triệu USD, chiếm 8,1% và Tp. Hồ Chí Minh 792,5 triệu USD, chiếm 6,5%...

Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam 10 tháng năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 4.6 triệu USD, chiếm ,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 1.269,7 triệu USD, chiếm 10,4%. Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 959,7 triệu USD, chiếm 7,8%; Trung Quốc 898,9 triệu USD, chiếm 7,3%; Đài Loan (Trung Quốc) 824,1 triệu USD, chiếm 6,7%; Nhật Bản 727,6 triệu USD, chiếm 5,9%.

Thúy Hiền (TTXVN)
Thu hút FDI vào Đồng Nai: Hấp dẫn từ nội lực
Thu hút FDI vào Đồng Nai: Hấp dẫn từ nội lực

Trong 2 năm trở lại đây, luồng vốn FDI đang tạo ra một động lực mới cho các khu công nghiệp (KCN) phía Nam Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN