Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, phát sinh 2 ổ dịch cúm A/H5N1 tại 2 hộ chăn nuôi vịt thuộc 2 xã Ea Rốp và xã Ea Tmốt của huyện Ea Súp. Tổng số vịt mắc bệnh và tiêu hủy tại 2 ổ dịch là hơn 2.200 con. Ngay sau khi phát hiện, Chi cục Chăn nuôi Thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy các đàn vịt và thực hiện công tác phòng chống bệnh theo quy định.
Lực lượng chức năng thu gom, tiêu hủy đàn vịt có nguy cơ nhiễm cúm gia cầm cao tại xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát |
Tại tỉnh Đắk Nông, ngày 3/5/2017 phát sinh 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 hộ chăn nuôi thuộc Xã Đức Xuyên, Huyện Krông Nô. Tổng số gia cầm mắc bệnh và chết là 250 con, số tiêu hủy là 1.800 con vịt. Chi cục chăn nuôi Thú y đã phối họp với chính quyền địa phương tiêu hủy các đàn vịt và thực hiện công tác phòng chống bệnh theo quy định.
Như vậy, hiện cả nước có 7 ổ dịch cúm A/H5N1 xảy ra tại 11 hộ chăn nuôi trên địa bàn 5 tỉnh ( Cao Bằng, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Đắk Lắk và Đắk Nông ) chưa qua 21 ngày.
Theo nhận định của Cục Thú y, thời gian tới, nguy cơ dịch cúm gia cầm phát sinh và lây lan là rất cao. Do đó, các địa phương cần chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm; đồng thời, tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Bên cạnh đó, một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Mặc dù bệnh lở mồm long móng và tai xanh trên lợn đến nay đã cơ bản khống chế được nhưng Cục Thú y vẫn khuyến cáo các địa phương không lơ là trong việc phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, tại các khu vực có nguy cơ cao và nơi có ổ dịch cũ...