Cụ thể, Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Long An cùng Trung tâm Thú y vùng VI lấy mẫu tôm, nguồn nước nuôi, bùn đáy ao của các ao tôm có bệnh.
Kết quả phân tích cho thấy, tôm yếu do độ mặn thấp (<5%o); NH3 cao (1,36mg/l) kết hợp với nồng độ vibrio tổng số trong nước cao (9,3 MPN/ml), vượt gấp 9,3 lần so với giới hạn cho phép; trong đó, có vi khuẩn Vibrio parahaemolitycus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính làm tôm chết; tôm nhiễm khuẩn Staphylococcus saprophyticus gây viêm dạ dày, ruột; đồng thời, xuất hiện mủ trắng trên đường ruột ở đốt cuối làm cho tôm yếu dần và chết; chất rắn lơ lửng (TSS) cao gấp 16 lần giới hạn cho phép, NH3 cao (1,36 mg/l) làm tôm bị stress, giảm sức đề kháng và chết rải rác (10-20%).
Nhằm giảm thiệt hại do tôm nuôi chết vì môi trường và nhiễm khuẩn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người nuôi cải tạo ao đầm, vét bùn đáy ao trước mỗi vụ nuôi; lấy nước vào ao nuôi qua lắng hoặc túi lọc; thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường và tổng số vi khuẩn có trong ao nuôi.
Ngoài ra, định kỳ sử dụng men vi sinh cho tôm ăn để khống chế vi khuẩn có hại có trong đường ruột; giảm lượng NH3 trong ao nuôi bằng một trong các giải pháp như giảm thức ăn, bón phân để kích thích sự phát triển của tảo, thay nước, sử dụng Zeolite, men vi sinh xử lý đáy ao...
Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ có hiện tượng tôm chết hàng loạt với triệu chứng như gan tụy teo và nhạt màu, bao tử không có thức ăn, tôm sẫm màu, thức ăn đứt quãng. Đặc biệt, xuất hiện sưng và mủ trắng trong đường ruột ở đốt cuối. Theo người dân đây là triệu chứng bất thường mà trước đây chưa từng xảy ra trong nuôi tôm.