Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á-Kỳ 1: Cuộc chiến bắt đầu thế nào?

Làm thế nào mà những điều tưởng chừng như không thể lại có thể xảy ra? Thế giới đang chuẩn bị tưởng niệm 100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, những vấn đề về một cuộc chiến tranh bất ngờ như hồi đó đang hiện ra rõ mồn một.

Mỹ và Trung Quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau trong hệ thống thương mại quốc tế ở khu vực Thái Bình Dương. Do đó, một số học giả cho rằng mối quan hệ đó sẽ khiến cho chiến tranh không bao giờ có thể xảy ra, nhưng một số khác lại cho rằng chẳng có gì là không thể, như những gì đã xảy ra ở Thế chiến thứ nhất.

Bài viết này của Phó Giáo sư Robert Farley tại trường Thương mại Quốc tế và Ngoại giao Patterson (Mỹ) sẽ không tập trung vào những chi tiết mang tính chiến thuật và chiến dịch của cuộc chiến Mỹ-Trung Quốc, mà sẽ tập trung nhiều hơn vào những mục tiêu chiến lược của hai đối thủ chính trước, trong và sau xung đột. Một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ thay đổi một số yếu tố địa chính trị tại khu vực châu Á, nhưng một số nhân tố chủ chốt sẽ không bao giờ thay đổi.

Chiến đấu cơ của Mỹ.


15 năm trước đây, câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “Làm thế nào xảy ra cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ” liên quan tới tranh chấp về vấn đề Đài Loan hay bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố độc lập của Đài Loan, cuộc tấn công của CHDCND Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc, hoặc một số sự kiện tương tự buộc Trung Quốc và Mỹ miễn cưỡng lao vào cuộc chiến.

Hiện nay câu trả lời đã thay đổi, sự mở rộng về khả năng và lợi ích của Trung Quốc có nghĩa là chúng ta có thể hình dung một số kịch bản khác nhau trong đó xung đột quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra. Những kịch bản này vẫn bao gồm kịch bản Đài Loan và Triều Tiên, nhưng hiện nay còn bao gồm cả kịch bản tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như xung đột tiềm tàng với Ấn Độ dọc biên giới Tây Tạng.

Nhân tố cơ bản là sự trỗi dậy của Trung Quốc, người Trung Quốc không hài lòng với hệ thống an ninh khu vực do Mỹ lãnh đạo và những cam kết của Mỹ với nhiều quốc gia trong khu vực. Khi nào những nhân tố trên còn tồn tại thì nguy cơ của một cuộc chiến tranh vẫn còn.

Điều gì sẽ châm ngòi cho chiến tranh, cuộc chiến sẽ không bắt đầu với một cuộc tấn công chiếm ưu thế của Mỹ chống lại hạm đội và những căn cứ trên không trên bộ của Trung Quốc. Mặc dù quân đội Mỹ sẽ tìm cách phá hủy những thiết bị chống tiếp cận của Trung Quốc trước khi chúng có thể xác định mục tiêu là các máy bay, các căn cứ, các tàu chiến Mỹ, thì Washington cũng thật khó để chấp nhận một kịch bản, theo đó Mỹ sẽ chịu những chi phí tiềm năng liên quan tới sự leo thang căng thẳng.

Thay vào đó, Mỹ cần chuẩn bị để thích nghi với đòn đánh đầu tiên. Điều đó không có nghĩa là Hải quân (USN) và Không quân (USAF) Mỹ phải ngồi đợi những quả tên lửa Trung Quốc nã vào đầu mình, mà Mỹ cần những tín hiệu rõ ràng, công khai về ý định của Trung Quốc trong việc leo thang tới một cuộc chiến quân sự thông thường hay cường độ cao trước khi bắt đầu cuộc chiến thực sự.


Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ không cho phép Mỹ huy động lực lượng đầy đủ để phát động đòn tấn công đầu tiên hoặc sẵn sàng chịu đựng một cuộc tấn công. Bên cạnh đó, một cú đánh “bất thình lình” là không chắc chắn. Thay vào đó, việc tích tụ khủng hoảng chắc chắn sẽ leo thang sang một số lĩnh vực khác, cuối cùng những hành động của quân đội Mỹ sẽ cho Bắc Kinh thấy rằng Washington thật sự đang chuẩn bị cho một cuộc chiến. Những hành động này bao gồm sự di chuyển của các tàu sân bay, chuyển sự triển khai lực lượng từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á, và di chuyển các đội tàu chiến tới Thái Bình Dương. Ngay lúc đó, Trung Quốc sẽ cần phải quyết định xem nên tiến lên lay rút lui.

Về mặt kinh tế, cả Bắc Kinh và Washington sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt (Mỹ có thể viện đến các hành động đa phương), và sẽ đóng băng các tài sản của nhau, cũng như của các đồng minh thuộc phía bên kia. Điều này sẽ gây ra tổn hại về kinh tế cho người tiêu dùng ở khu vực Thái Bình Dương và phần còn lại của thế giới. Mối đe dọa về một cuộc chiến cường độ cao sẽ cản trở việc lưu thông hàng hóa toàn cầu, dẫn đến sự đình trệ trong ngành công nghiệp sản xuất.
 

Công Thuận (Theo N.I)

Xem Kỳ 2: Những khoảnh khắc "nín thở" tại đây
Điểm yếu ‘chí tử’ của Hải quân Mỹ
Điểm yếu ‘chí tử’ của Hải quân Mỹ

Một khi các đối thủ của Mỹ có thể rút ra bài học từ những chiến thuật đơn giản như ở Ukraine, thì hải quân Mỹ còn có nhiều việc phải làm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN