Giá dầu giảm: 'Kẻ được, người mất'

Một cuộc chiến tranh chính trị với dầu như một vũ khí đã hình thành. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) có cả những nước nhập khẩu và xuất khẩu dầu thô và các chế phẩm từ dầu mỏ.

Lợi ích cạnh tranh có thể gây ra những căng thẳng mới, trong khi biến Saudi Arabia thành quốc gia hàng đầu trong khu vực.

Các nước vùng Vịnh phụ thuộc vào "vàng đen" để trang trải cho chi tiêu công.


Trong tháng 10, dầu ngọt nhẹ đã chạm mức thấp nhất trong vòng hai năm, còn dầu Brent cũng có thời điểm "tụt" xuống mức thấp nhất bốn năm.

Những người "mất" là các nước xuất khẩu dầu mỏ của MENA. Tuy nhiên, thiệt hại khác nhau giữa nước này với nước khác, tùy theo mức độ phụ thuộc của mỗi quốc gia liên quan đến nguồn thu từ dầu mỏ và sức mạnh đồng nội tệ của từng nước so với đồng USD.

Trước một đồng bạc xanh mạnh, một số nước sẽ "mất" hai lần. Theo phân tích của Ngân hàng Trung ương Đức (Deutsche Bank): "Các quốc gia vùng Vịnh, mà tiền tệ quốc gia gắn với đồng USD sẽ bị giảm về thu nhập tiền tệ quốc gia của họ do sự sụt giảm của giá dầu và việc tăng giá của đồng USD".

Trên thực tế, sự sụt giảm của giá dầu đi cùng với sự gia tăng của đồng USD khoảng 3% trong ba tháng qua. Nhưng báo cáo nói trên lưu ý rằng nền kinh tế Saudi Arabia có thể chịu được sự giảm nguồn thu mà không cần đến việc hạn chế ngân sách, nhờ lượng tiền USD dự trữ lớn.

Tuy nhiên, các nước vùng Vịnh phụ thuộc vào "vàng đen" để trang trải cho chi tiêu công của họ. Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kuwait đứng đầu các quốc gia chủ yếu dựa vào nguồn thu từ dầu mỏ (85% nguồn thu), tiếp theo là Saudi Arabia (80%), Oman (60%), Qatar (50%), Bahrain (35%) và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE 32%).

Trong bản phân tích được thông báo ngày 15/10, Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch chỉ rõ rằng về ngắn hạn các nước vùng Vịnh có thể chịu được giá dầu thấp, nhưng về dài hạn, tác động của nó đối với các lĩnh vực kinh tế khác nhau sẽ không nhỏ.

Tổ chức quốc tế này giải thích: "Sự giảm sút kéo dài của giá dầu sẽ buộc các chính phủ phải cắt giảm chi tiêu, điều này sẽ ảnh hưởng đến khu vực tư nhân và sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hơn cho hầu hết các ngân hàng trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)".

Fitch cũng cho rằng: "Những lợi ích tài chính cung cấp cho công dân theo hình thức tăng lương và trợ cấp cũng có thể bị ảnh hưởng".

Đồng thời Fitch tin rằng “giá ngân sách cân bằng”, có nghĩa là giá có thể ngăn chặn thâm hụt ngân sách đối với một thùng dầu (Brent) dao động trong số sáu thành viên GCC: Bahrain (127 USD), Oman (103 USD), Saudi Arabia (94USD), UAE (71 USD), Qatar (72 USD) và Kuwait (52 USD).

Đối với các nước sản xuất khác như Iran hay Algeria, họ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị. Đây là những nền kinh tế có dân số lớn trong một khu vực gặp khó khăn với những khát vọng công bằng xã hội.

Thiếu các nguồn lực, sự lây lan của cuộc cách mạng có thể dễ dàng tiếp cận biên giới của họ. Các nhà phân tích lo ngại rằng sự sụt giảm giá dầu là một vũ khí chính trị để gây bất ổn cho một số quốc gia.

Nếu như các nước xuất khẩu là những người "mất" do giá dầu giảm về ngắn hạn hay dài hạn, đối với các nước nhập khẩu vấn đề lại hoàn toàn khác.

Đó là Ai Cập, Tunisia, Morocco, Jordan và Liban, và những nước tiêu thụ năng lượng lớn trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu và một số nước châu Á. Ai Cập là nước đứng đầu trong số các quốc gia "được" với hóa đơn thanh toán nhập khẩu dự kiến giảm. Tác động gần như tương tự đối với Tunisia.

Tuy nhiên, tác động tích cực này có thể bị giảm thiểu một khi việc giảm sút giá dầu hạn chế khả năng hỗ trợ, viện trợ và đầu tư của các nước vùng Vịnh đối với các đồng minh của họ trong khu vực, trong đó có Ai Cập, Jordan và Liban.

Cuối tháng 11 này, các thành viên của OPEC, nguồn cung cấp dầu thô chủ chốt thế giới, sẽ gặp nhau để thảo luận về sự giảm sút giá dầu. Nếu quyết định của họ theo xu hướng giảm sản xuất, Saudi Arabia có khả năng không tham gia vì lý do chính trị.


Hoàng Chiến (Theo trang "Tin Trung Đông")

Yếu tố khiến giá dầu thế giới giảm
Yếu tố khiến giá dầu thế giới giảm

Khi gần đây, giá dầu thế giới trôi nổi ở mức 80-85 USD/thùng, giảm gần 30% từ mức giá hơn 115 USD vào giữa tháng 6, truyền thông và các chuyên gia đã bắt đầu đưa ra các lý giải liên quan tới hiện tượng này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN