Iran ‘ngả sang’ Trung-Nga nếu đàm phán hạt nhân sụp đổ?

Iran và 6 cường quốc có thể sẽ không đạt được thỏa thuận hạt nhân đúng thời hạn sau 12 năm thảo luận về chương trình hạt nhân của Tehran. Các nhà chức trách của Iran nói rằng họ sẽ tạo mối quan hệ "thân thiết" với Trung Quốc và Nga nếu như cuộc đàm phán tại Viên (Áo) thất bại trong việc chấm dứt lệnh trừng phạt của phương Tây.


Các đại diện P5+1 và Iran tại bàn đàm phán ở Vienna ngày 21/11. Ảnh: AFP/ TTXVN.


Trong khi hạn chót có thể được kéo dài một lần nữa, quan chức Iran cho biết họ đã có kế hoạch dự phòng nếu như cuộc đàm phán thất bại, khi đó họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ về kinh tế cũng như đối ngoại từ 2 cường quốc Nga và Trung Quốc. “Tất nhiên, chúng tôi có kế hoạch B”, một quan chức cấp cao của Iran tiết lộ, “Chúng tôi không thể bật mí quá nhiều nhưng chúng tôi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với Nga và Trung Quốc. Theo lẽ thường, nếu như cuộc đàm phán thất bại, chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác với bạn bè quốc tế của mình và đề nghị cung cấp cho họ nhiều cơ hội về những thị trường tiềm năng lớn của quốc gia. Chúng tôi đồng quan điểm với Nga và Trung Quốc trong khá nhiều vấn đề, bao gồm Syria và Iraq.”


Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran và là một trong số rất ít nước tiếp tục nhập khẩu các sản phẩm của Iran mà không giảm số lượng kể từ khi Mỹ và EU thiết chặt các biện pháp trừng phạt lên quốc gia giàu dầu mỏ trong vòng 3 năm qua. Trong khi đó, Nga bán vũ khí , xây trạm năng lượng hạt nhân và cung cấp kĩ thuật công nghệ tiên tiến cho Iran. Cả hai quốc gia này đều có thể làm "lá chắn" cho Iran trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và họ có thể thi hành quyền phủ quyết nhằm giúp ngăn chặn sự mở rộng của các biện pháp trừng phạt.


Một nhà ngoại giao tại cuộc đàm phán cho biết việc thúc đấy Iran tiến tới một thỏa thuận năm nay không căng thẳng so với năm trước, vì một số lệnh trừng phạt đã được thương lượng trước đó. Ông này cũng nhận định: “Nếu như không có thỏa thuận nào, Iran sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc, cũng như một số quốc gia châu Âu đã và đang có những sự hợp tác thương mại song phương với Iran".


Một quan chức khác của Iran cũng tiết lộ có những mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền Iran đang diễn ra về việc thỏa thuận hạt nhân với phương Tây. “Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhất trí thỏa hiệp với EU và Mỹ vì ông muốn hoàn thành cam kết trong việc cải thiện nền kinh tế của đất nước. Trong khi đó, Lãnh tụ tối cao của Iran ông Ali Khamenei và lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran thì muốn hợp tác với Trung Quốc và Nga thay vì các nước phương Tây”.


Nếu như cuộc đàm phán hoàn toàn thất bại – một kết cục không có bất kì bên nào mong muốn – thì cả Trung Quốc lẫn Nga đều không thể ngăn Mỹ và EU  siết chặt các biện pháp trừng phạt về tài chính cũng như năng lượng đã làm chao đảo nền kinh tế Iran kể từ năm 2011.


“Một vài nhà lãnh đạo ở Iran tin tưởng rằng kể cả khi đàm phán thất bại, họ có thể phụ thuộc những người bạn quốc tế lớn mạnh, nhưng có vẻ chiến lược này không hề dễ dàng để thực hiện”, Ali Vaez – một chuyên gia phân tích tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế nhận xét, “trong khi Nga và Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lần đồng quan điểm với phương Tây về vấn đề cô lập Iran".



Hồng Hạnh (theo The Moscow Times)
Đàm phán hạt nhân Iran khó đúng hạn
Đàm phán hạt nhân Iran khó đúng hạn

Trong khi thời hạn chót để Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức) đạt thỏa thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân của Iran đã cận kề, các bên vẫn đang căng mình đàm phán để vượt qua những bất đồng lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN