Khủng hoảng Ukraine và tiến trình quân sự hóa châu Âu

Cuộc xung đột ở Ukraine đang được sử dụng để làm mới các mối quan hệ chính trị và xã hội ở châu Âu. Trong tiến trình này, các lực lượng hữu khuynh nhất đã sử dụng cuộc khủng hoảng do Mỹ, Đức và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gây ra để biến châu Âu thành một pháo đài quân sự, và không những có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga, mà còn buộc châu Âu phải tuân thủ một kỷ luật sắt về quân sự.

 

Hội nghị cấp cao hai năm một lần của NATO, diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua, đã thông qua một chính sách chiến lược mới có những mối quan hệ liên quan lịch sử. Tờ "Frankfurter Allgemeine Sonntagzeitung" của Đức viết: “Trong tương lai, việc bảo vệ các nước trong liên minh một lần nữa sẽ là mối quan tâm chính sau 10 năm châu Âu tập trung vào các sứ mệnh tại những nơi xa xôi trên thế giới”. Qua đó, người ta có thể hiểu rằng tới đây, các nguồn quân sự của liên minh phải tập trung vào Nga, giống như vào Liên Xô trong suốt thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh.

 

Quân đội Ukraine bên một chiếc xe quân sự bốc cháy sau vụ đánh bom tại một trạm kiểm soát ở ngoại ô thành phố cảng miền đông nam Mariupol ngày 7/9. Ảnh: AFP/TTXVN


Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine đã được Mỹ và Đức khuyến khích bằng cách ủng hộ cuộc đảo chính Tổng thống dân cử Viktor Yanukovych, và sau đó, hai nước này đã hợp tác tích cực với những phần tử mang tư tưởng phát xít của Đảng Svoboda. Rõ ràng cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã được gây ra từ bên ngoài, và được người ta dùng làm cái cớ cho việc thúc đẩy tiến trình quân sự hóa châu Âu.


Rõ ràng cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã được gây ra từ bên ngoài, và được người ta dùng làm cái cớ cho việc thúc đẩy tiến trình quân sự hóa châu Âu.

Không thể liệt kê ra tất cả những sự dối trá đã được sử dụng trong những tháng qua để làm cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine ngày càng nghiêm trọng và để sử dụng nhằm mục đích tuyên truyền. Và lần này, NATO lại sử dụng chính sách vẫn làm của họ đối với Nga: Hủy bỏ mọi thỏa thuận với Nga. Lý do thực sự của sự thay đổi chiến lược này nằm ở cuộc khủng hoảng không thể giải quyết được của Mỹ và châu Âu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tại châu Âu, nhất là tại các nước Đông Âu, đa số người dân phải đối mặt với nạn thất nghiệp, và sự phá hủy những thành tựu xã hội: quyền về hưu, chăm sóc y tế và bảo hiểm xã hội.


Cuộc đối đầu với Nga nhằm biến châu Âu từ một cộng đồng kinh tế thành một liên minh của những người kích động chiến tranh. Tầng lớp lãnh đạo châu Âu đã phản ứng với cuộc khủng hoảng này giống như họ đã làm cách đây 100 năm - bằng sự quân sự hóa và chiến tranh. Sự quân sự hóa chính sách đối ngoại và xã hội nói chung phục vụ cho những lợi ích đế quốc, chinh phục những phạm vi ảnh hưởng, các thị trường và các nguồn nguyên liệu.


Lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine để chống Nga, trên thực tế NATO đang đặt số phận của châu Âu vào một con thuyền tròng trành trên biển cả sau khi một số quốc gia ở châu lục này đã mạo hiểm dấn thân vào các chiến dịch quân sự lớn ở các châu lục khác. Mới nhất, ngày 1/9 vừa qua, ngày kỷ niệm cuộc tấn công của Đức vào Ba Lan, Đảng Xã hội - Dân chủ và Đảng Xanh ở nước này đã tuyên bố ủng hộ việc lần đầu tiên kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính phủ Đức cung cấp vũ khí cho một vùng chiến sự bằng cách trang bị tên lửa chống tăng cho người Kurd ở phía Bắc Iraq.

Việc trang bị vũ khí này báo trước khả năng Đức sẽ gửi binh sĩ tới đây tham chiến để bảo vệ những lợi ích của Đức ở khu vực Trung Đông. Và, tất cả những việc này sẽ thôi thúc chủ trương quân sự hóa toàn châu Âu.


Phạm Phú Phúc (Theo tờ "Al - Alam As - Siasyia")

Châu Âu triển khai UAV giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine
Châu Âu triển khai UAV giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đồng thời là Tổng thống Thụy Sĩ, ông Didier Burkhalter tuyên bố OSCE sẽ sớm triển khai máy bay không người lái, coi đây là một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường giám sát lệnh ngừng bắn tại Ukraine...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN