Kiềm chế Trung Quốc- Mỹ 'lực bất tòng tâm'?

Chuyên gia phân tích Geoff Dyer ở Washington (Mỹ) mới đây đã bình luận trên tờ “Thời báo Tài chính” của Anh rằng Mỹ nên rút ra một số bài học, tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ, tăng cường các đồng minh và làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế ở châu Á, đồng thời cũng nên tìm cách kiềm chế Trung Quốc.

Tuy nhiên, Jin Liangxiang, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải lại cho rằng bài học quan trọng nhất Mỹ nên rút ra đó là nước này phải cân bằng lại giữa tham vọng và khả năng của mình. Hay, nói cách khác, Washington không nên có tham vọng vượt quá khả năng. Ngoại giao mà không cần tính toán có thể sẽ thất bại.

Mỹ mất dần lợi thế

Có một sự thật là Mỹ sẽ vẫn là một siêu cường mạnh nhất trên thế giới và vẫn có vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu hiện nay cũng như trong tương lai. Nhưng sức mạnh tuyệt đối của Mỹ so với một số cường quốc khác đang suy giảm. Đặc biệt, sự nổi lên của các nền kinh tế mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil và Nam Phi đã làm suy yếu những ưu thế mà Mỹ đã từng có trước đây.

Liệu Mỹ đang mất cân bằng giữa tham vọng và khả năng?


Hãy thử làm một phép tính đơn giản. Trong nhiều năm, Mỹ đã có thể duy trì ngân sách quân sự gấp hơn 10 lần so với Trung Quốc. Nhưng khoảng cách này ngày càng giảm mạnh. Trong năm 2011, ngân sách quốc phòng của Mỹ là 725 tỷ USD, gấp khoảng 8 lần so với Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2014, Mỹ vẫn có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới với 526,8 tỷ USD, nhưng nó chỉ gấp 4 lần so với Trung Quốc.

Thậm chí, trong lĩnh vực kinh tế, sự mất lợi thế của Mỹ còn thể hiện rõ ràng hơn. Trong năm 2001, Mỹ có GDP khoảng 9.000 tỷ USD, gấp 9 lần so với Trung Quốc. Nhưng năm 2013, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ có GDP đạt 17.000 tỷ USD, trong khi Trung Quốc là 9.100 tỷ USD. Và Trung Quốc đã vượt Mỹ về thương mại quốc tế khi năm 2013 có tổng kim ngạch thương mại tổng cộng 4.130 tỷ USD trong khi Mỹ là 3.900 tỷ USD. Điều đó có nghĩa Trung Quốc đã xuất hiện như là một nhân tố thay thế Mỹ trên thị trường quốc tế và sức mạnh thị trường lớn nhất và duy nhất mà Mỹ có thể triển khai nhằm đạt được các mục đích chính trị đã bị suy giảm.

Theo ông Jin Liangxiang, một quốc gia cần xác định những lợi ích của mình trên cơ sở sức mạnh của họ. Nói cách khác, bất kỳ quốc gia nào cũng nên có tham vọng hợp lý tương đương với sức mạnh của mình. Nếu không, quốc gia đó không những không đạt được tham vọng của mình mà còn phải chịu thất bại về mặt ngoại giao.

Mỹ đã thành công trong việc đưa ra các quyết định phù hợp với sức mạnh riêng của mình vào năm 2013. Chẳng hạn như về vấn đề hạt nhân của Iran, Mỹ lựa chọn con đường đàm phán mà không sử dụng vũ lực, cho dù sự lựa chọn này không làm hài lòng các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông. Hay như vấn đề Syria, mục tiêu của Washington là lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và Mỹ thậm chí tuyên bố rằng nếu chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ sẽ can thiệp quân sự.

Tuy nhiên, Mỹ dường như đã chấp nhận một sự thỏa hiệp, ít nhất là tạm thời, để giải giáp vũ khí hóa học của Syria. Ngay cả khi ông Obama tin quân đội của ông Assad sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ vẫn kiềm chế sử dụng vũ lực. Nhà Trắng cũng nhận thức được rằng Mỹ không thể đủ khả năng thực hiện thêm một chiến dịch can thiệp quân sự ở Trung Đông.

Thật không may, ngoại giao của Mỹ về vấn đề Ukraine lại cho chúng ta thấy một câu chuyện khác. Mặc dù có những nỗ lực đầu tư, Mỹ đã thất bại trong việc thay đổi quan điểm của Nga trong việc sáp nhập Crimea. Sự thất bại về chính sách đối ngoại của Mỹ trong vấn đề này thực sự nên được quy vào sự thất bại của Washington trong việc cân bằng giữa tham vọng và khả năng của mình. Mỹ đang "lực bất tòng tâm" trong việc thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra.

Khó kiềm chế Trung Quốc


Một mặt, Mỹ vẫn duy trì một trạng thái tâm lý Chiến tranh Lạnh để tối đa hóa lợi ích của mình trong cuộc cạnh tranh địa chính trị với Nga. Đó là lý do tại sao Mỹ và các nước phương Tây không muốn từ bỏ tham vọng của họ để lôi kéo Ukraine nhằm thắt chặt không gian địa chiến lược của Moskva. Đây chắc chắn không phải là một tham vọng tốt đẹp gì. Nga coi Ukraine là vùng đệm cuối cùng nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Mỹ và phương Tây. Có nghĩa là Moskva không muốn thấy quân NATO tiến sát biên giới của mình vì lý do an ninh.

Mặt khác, Mỹ không còn nguồn lực chiến lược đầy đủ để thực hiện tham vọng của mình và đang phải cắt giảm ngân sách quân sự mạnh mẽ. Mỹ cũng đang bị mất một số đòn bẩy về kinh tế. Mỹ, cùng với các nước EU, đưa ra các biện pháp trừng phạt phong tỏa tài sản ở nước ngoài và cấm đi lại đối với một số cá nhân của Nga, nhưng không thể thực thi lệnh trừng phạt nhằm vào nền kinh tế Nga.


Trừng phạt Nga không giống trừng phạt Iran. Nga là một cường quốc kinh tế có GDP gấp 5 lần Iran, có thể dễ dàng chuyển sang các nước khác tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt năng lượng cũng có thể làm tổn thương đến chính người châu Âu. Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ trong vấn đề Ukraine thực sự đã phản ánh khoảng cách giữa tham vọng và khả năng của Washington.

Bên cạnh đó, ông Jin Liangxiang cho rằng, Mỹ đang duy trì chính sách “tái cân bằng” tới châu Á là nhằm kiềm chế Trung Quốc, nhưng điều này sẽ thất bại bởi vì một số lý do: Một là, Trung Quốc có dân số 4-5 lần và một vùng lãnh thổ lớn hơn một chút so với Mỹ, trong khi sức mạnh của Bắc Kinh đang ngày một tăng lên.

Hai là, Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới cả về số lượng và chất lượng. Nhưng, lợi thế này trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương không phải là cao. Mặc dù tổng ngân sách quân sự năm 2014 gấp bốn lần so với của Trung Quốc, nhưng ngân sách Mỹ dành cho Châu Á -Thái Bình Dương chỉ có 300 tỷ USD (Mỹ tuyên bố chuyển 60% lực lượng chiến lược của mình tới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương vào năm 2020).

Mỹ có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh luôn sẵn sàng để tập trung tất cả các nguồn lực cần thiết để bảo đảm sự sống còn của mình.


CT(C.U.F)
Chiến thuật nhằm thay đổi hiện trạng trên biển của Trung Quốc
Chiến thuật nhằm thay đổi hiện trạng trên biển của Trung Quốc

Với các quốc gia bên ngoài, những sự cố liên quan đến bãi đá, giàn khoan, ngư dân… là không có gì để nói. Thực tế, nó là vấn đề rất nghiêm trọng. Xâu chuỗi các hành động gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, nó đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về lịch sử, quyền lực và tham vọng của Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN