Việc 5 quốc gia Arập góp mặt trong chiến dịch không kích tại Syria do Mỹ khởi xướng nhằm tấn công các mục tiêu thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực sự đã trở thành một bước đi mới mang tính thay đổi của khu vực Trung Đông.Máy bay của không quân Mỹ chuẩn bị cất cánh. |
Vai trò của 5 quốc gia Arập gồm Jordan, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Bahrain, Qatar và Arập Saudi trong chiến dịch
không kích bắt đầu từ ngày 23/9 này chưa được công bố chi tiết nhưng Lầu Năm Góc đã miêu tả đó là sự “tham dự và hỗ trợ”. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng điều này dường như mang tính biểu tượng nhiều hơn là có tác động của sức mạnh quân sự.
Đối với Washington, điều vô cùng thiết yếu hiện nay là tránh để những cuộc
không kích trên bị coi như cuộc tấn công quân sự vào các quốc gia Trung Đông và đặc biệt hơn là nhằm cho thế giới thấy việc chống lại
IS còn có sự tham gia của chính các
quốc gia Arập và thế giới Hồi giáo.
Động thái hợp tác với Mỹ của 5 quốc gia Arập cho thấy quan ngại về chính an ninh nội địa cũng như danh tiếng trên trường quốc tế của các quốc gia này. Nhưng mục đích lâu dài hơn là thể hiện khát vọng của 5
quốc gia Arập này nhằm đóng vai trò quan trọng hơn trong an ninh khu vực.
Hình ảnh cuộc không kích của Mỹ tại Syria. |
Trước hết, các quốc gia này nhìn nhận
IS như mối đe dọa cho chính an ninh nội địa của họ. Tư tưởng của
IS không chỉ là chỉ trích Phương Tây như al Qaeda mà còn muốn chống lại các chế độ cai trị tại nhiều
quốc gia Arập và muốn thay thế bộ máy lãnh đạo tại các quốc gia này.
Điều thứ hai là đối với các quốc gia Vùng vịnh, đặc biệt là Qatar, đó là lo ngại rằng các nước phương Tây đang đổ lỗi cho họ về việc hình thành
IS. Một vài quốc gia vùng Vịnh đã cung cấp vũ khí và quyên góp vốn cho nhiều nhóm đối lập tại
Syria. Tuy nhiên những quốc gia này khẳng định họ chỉ góp vốn cho các “nhóm nổi dậy ôn hòa” mà không hề có
IS.
Nhưng đã có các khẳng định về việc nhiều cá nhân ở các nước vùng Vịnh đã tích cực đóng góp cho IS và điều này đã khiến Liên hợp quốc liệt nhiều cá nhân vào danh sách đen do gây quỹ cho
IS.
Hiện trường vụ không kích tại Syria. |
Điều đáng chú ý khác là mỗi quốc gia lại có một lý do đặc thù khiến họ quyết định hỗ trợ Mỹ. Mohammed Al Momani, phát ngôn viên của chíng phủ Jordan cho biết việc tham gia cuộc không kích là một phần của “vị thế trong cuộc chiến chống lại khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia và biên giới”.
Đặc biệt hơn, Jordan cũng rất tự tin về việc quốc gia này có nguồn tin tình báo đảm bảo về
IS. Ngoài ra, tình trạng bất ổn tại Syria và Iraq đã khiến Jordan tiếp nhận số lượng lớn người dân tị nạn, do vậy nước này cũng muốn góp sức làm giảm căng thẳng tại hai quốc gia láng giềng trên.
Còn Bahrain là đồng minh quan trọng và tích cực của Mỹ trong khu vực và cũng là nơi đặt căn cứ của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ, do vậy việc tham gia không kích không phải là quá ngạc nhiên.
Trong khi đó, Qatar còn từng bị chỉ trích mạnh mẽ bởi Israel vì đã hộ trợ Hamas, do vậy việc tham chiến dịch không kích là cơ hội để Qatar thay đổi lại hình ảnh.
Hơn nữa, sự kiện này cũng là cơ hội hiếm cho sự sát cánh giữa Qatar và UAE, hai quốc gia có những phương thức đối lập về việc tiếp cận với các nhóm Hồi giáo trong khu vực. Điển hình như việc Qatar và UAE ủng hộ những phía khác nhau tại Libya. Thủ tướng Libya từng cảnh báo rằng các máy bay Qatar đã cố gắng đưa vũ khí vào sân bay Tripoli, địa điểm bị kiểm sóat bởi lực lượng chiến binh Hồi giáo.
Còn tại Arập Saudi, việc hàng nghìn người ở quốc gia này đến Syria để tham chiến đã khiến truyền thông phuơng tây đã đưa nhiều giả thiết, tuy nhiên Arập Saudi hoàn toàn phản đối điều này.
Trong khi đó UAE rất "nhiệt tình" và từng đánh tiếng muốn hỗ trợ Mỹ tấn công IS. Hiện tại trên lãnh thổ UAE cũng có các căn cứ không quân của Australia, một đồng minh khác của Mỹ.
Hà Linh (Theo CNN)