Lý do Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa của Trung Quốc

Trong một động thái gây ngạc nhiên, một công ty quốc phòng Trung Quốc đã chiến thắng các công ty quốc phòng của Mỹ, Nga, EU, trúng gói thầu trị giá 4 tỷ USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa.

Hệ thống tên lửa tầm xa của Trung Quốc. Ảnh: Internet.


Sau cuộc gặp giữa Thứ trưởng phụ trách Ủy ban điều hành ngành công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) với phía đối tác Trung Quốc mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước này đã ký hợp đồng với Công ty Xuất nhập khẩu máy móc chính xác của Trung Quốc (CPMIEC) cùng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa FD-200, mà không chọn hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của công ty Raytheon & Lockheed Martin, Mỹ; hệ thống S-300 của công ty Rosoboronexport, Nga hay hệ thống SAMP/T Aster 30 của Pháp và Italy.

Mặc dù trước đó đã có lời đồn đại về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với CPMIEC, nhưng tin tức này vẫn gây sốc với nhiều người bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên trong khối NATO với rất nhiều tên lửa Patriot đã được triển khai ở nhiều nước Châu Âu.Vào đầu năm nay, Mỹ, Đức và Hà Lan cũng đã triển khai 6 tên lửa này tại Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh xung đột tại Syria leo thang.

Một số chuyên gia, trong đó có Vali Nasr, người từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama cho rằng quyết định trên của Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra mối quan ngại sâu sắc về việc nước này dưới thời Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đang thoát dần ảnh hưởng của phương Tây để theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập hơn.

Ông Vali Nasr cũng chỉ ra rằng trong một loạt các sự kiện mới diễn ra như việc Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 2012 và Thủ tướng Erdogan cũng có chuyến thăm đáp lễ 2 tháng sau đó cho thấy tín hiệu quan hệ hai nước đang chuyển dần từ giá lạnh truyền thống sang nồng ấm hơn.

Vào tháng 2, ông Erdogan làm dấy lên mối quan ngại một lần nữa về việc “bỏ rơi” phương Tây khi phát biểu rằng: “Nếu chúng tôi được gia nhập vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), chúng tôi sẽ ‘chào tạm biệt’ Liên minh Châu Âu bởi vì SCO tốt hơn và mạnh mẽ hơn”.

Ngoài ra, theo Aaron Stein, chuyên gia tại Trung tâm Kinh tế và Chính sách đối ngoại có trụ sở tại Istanbul nói với Diplomat rằng, hợp đồng tên lửa trên có nhiều lợi ích hơn với Ankara để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

Ông Stein lưu ý rằng các công ty Mỹ đã không đáp ứng nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về chuyển giao công nghệ. "Các công ty Mỹ có truyền thống rất hạn chế trong việc chuyển giao công nghệ để đáp ứng so với nhu cầu rất lớn của Ankara. Thật khó có thể tưởng tượng ra rằng công ty Raytheon và Lockheed có thể chuyển giao thông tin thiết kế quan trọng của một trong những hệ thống tên lửa tiên tiến nhất của họ cho Thổ Nhĩ Kỳ", ông Stein viết trong một email.

Trong khi đó, các công ty quốc phòng Trung Quốc từ lâu đã sẵn sàng chuyển giao công nghệ quốc phòng. Ví dụ, Trung Quốc từ lâu đã giúp Pakistan mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng trong nước.


Quyết định của Ankara khiến Washington mất mặt vì CPMEIC từ lâu đã nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ do vi phạm Đạo luật Không phổ biến vũ khí hạt nhân với Pakistan, Iran, Triều Tiên và Syria.

Mỹ cũng đã bày tỏ quan ngại về quyết định trên của Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng khi Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận hợp đồng với một công ty bị Mỹ trừng phạt về một hệ thống phòng thủ tên lửa vốn sẽ không tương tác với các hệ thống và khả năng phòng thủ tập thể của NATO".


CT
(Theo Diplomat)

Tên lửa Trung Quốc dùng linh kiện Nhật Bản
Tên lửa Trung Quốc dùng linh kiện Nhật Bản

Mạng tin Sankei dẫn bài bình luận cho biết hiện nay quân đội Trung Quốc đang sử dụng linh kiện điện tử do Nhật Bản sản xuất để dùng cho tên lửa phòng không của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN