Năm 2015 dưới góc nhìn tình báo Mỹ

15 năm trước, không lâu trước khi xảy ra vụ 11/9, tình báo Mỹ đã đưa ra một báo cáo dài 85 trang về tình hình thế giới năm 2015.

Chín tháng trước vụ tấn công khủng bố 11/9 và chỉ vài ngày sau khi Tòa án Tối cao Mỹ quyết định ngừng việc kiểm lại phiếu bầu tại bang Florida và quyết định ông George Bush đắc cử Tổng thống, giới chức tình báo Mỹ đã đưa ra một báo cáo dự báo về tình hình thế giới trong năm 2015.

Đó sẽ là một năm chứng kiến sự phân chia và suy yếu của quyền lực truyền thống - phản ánh đúng một trong những xu hướng chủ đạo của năm 2014 và có thể sẽ là của cả năm 2015.

Những dự báo về tương lai của Hội đồng tình báo quốc gia trong Báo cáo “Những xu hướng toàn cầu năm 2015”, công bố tháng 12/2000, chứa đựng khá nhiều nội dung thú vị và mang tính thực tiễn của tình hình hiện nay.

Báo cáo đã dự báo năm 2015 sẽ chứng kiến sự bất ổn của tình hình tài chính thế giới; các vụ tấn công mạng nặc danh; sự phân chia ngày càng lớn về kinh tế; hành xử cứng rắn của Trung Quốc; việc Triều Tiên mở rộng phát triển vũ khí; làn sóng nhập cư bất hợp pháp từ Trung Mỹ vào Mỹ; sự suy yếu “từ bên trong của các thể chế quốc tế”; sự hỗn loạn tại Trung Đông bởi “áp lực dân số, bất ổn xã hội, chủ nghĩa tôn giáo và hệ tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa khủng bố” và tác động tiêu cực của công nghệ mới, cùng sức hút của chính trị Hồi giáo sẽ định hình lại khu vực Trung Đông.

Tình báo Mỹ không dự đoán được chính xác về cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.


Bên cạnh đó là khả năng xuất hiện của nhà nước Palestine mới, Iraq sở hữu vũ khí hạt nhân (thực tế khả năng này đã bị Mỹ dập tắt sau cuộc chiến vùng Vịnh năm 2003) hay Nhật Bản rơi khỏi vị trí nền kinh tế thứ 3 thế giới.

Suốt 13 năm bị cuốn vào các cuộc chiến, giới nghiên cứu Mỹ cũng dự báo Afghanistan sẽ trở thành “thiên đường của lực lượng Hồi giáo cực đoan và các nhóm khủng bố”. Mặc dù không dự đoán được chính xác về cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine nhưng tình báo Mỹ cho rằng “Ukraine nhiều khả năng sẽ lựa chọn độc lập hơn”.

Giới tình báo Mỹ cũng tiên đoán rằng “hầu hết những tiến bộ về công nghệ trong 15 năm tới sẽ không đem lại tác động tích cực tới các nền kinh tế tại châu Phi”. Tuy nhiên, thực tế là điện thoại di động đã trở thành một động lực cho sự năng động cho kinh tế hạ Sahara.

Trong năm 2015, “nghị trình của châu Âu sẽ đề cập tới những thành tố cuối cùng của việc hội nhập EU” - một viễn cảnh hiện đang bị cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đe dọa. Báo cáo thậm chí còn đưa ra những giả thuyết khá táo bạo, với những kịch bản khó xảy ra như: sự thống nhất hai miền Triều Tiên; sự nổi lên của một “liên minh khủng bố quốc tế với mục tiêu chống phương Tây và khả năng tiếp cận được vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Báo cáo viết tiếp: “Các quốc gia sẽ tiếp tục là nhân tố chính trên bình diện toàn cầu, nhưng các chính phủ sẽ dần dần kiểm soát được ít hơn dòng chảy, cả hợp pháp và bất hợp pháp, của thông tin, công nghệ, bệnh dịch, người nhập cư, vũ khí và giao dịch tài chính qua biên giới”. “Các nhân tố phi nhà nước” - từ các tổ chức phi lợi nhuận tới những kẻ buôn bán ma túy hay các mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia - sẽ “đóng những vai trò ngày càng tăng trong các vấn đề quốc gia lẫn quốc tế”.

“Chất lượng của việc quản trị nhà nước sẽ quyết định các quốc gia và xã hội sẽ đối phó thế nào với những lực lượng toàn cầu này”.

Tầm nhìn về sự phân chia lại quyền lực như trên vào thời điểm báo cáo được đưa ra chưa rõ ràng, như không đề cập được tới tổ chức khủng bố làm thay đổi cục diện an ninh thế giới như Al-Qaeda, nhưng thực tế là “các tổ chức quốc tế sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu” sẽ tiếp tục đúng trong năm 2015.


Thái Nguyễn
(Theo F.A)
5 thách thức đối ngoại lớn với Nga năm 2015
5 thách thức đối ngoại lớn với Nga năm 2015

Có 5 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nga trong năm nay. Quan trọng nhất trong số này là chính sách đối ngoại mang tính khiêu khích hơn của Mỹ trực tiếp nhằm vào Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN