Theo đài Sputnik (Nga), chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh đang diễn ra khủng hoảng quan hệ ngoại giao giữa Qatar và số đông các nước Vùng Vịnh. Ngày 5/6 vừa qua, Bahrain, Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Yemen, Libya, Maldives, Mauritina và Mauritius đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Những quốc gia trên cáo buộc Qatar hỗ trợ các nhóm khủng bố và can dự vào tình hình nội bộ của các nước khác.
Ngoại trưởng Qatar phủ nhận các cáo buộc liên quan tới việc can dự vào tình nội bộ của nước khác, đồng thời cho biết Doha sẽ không đưa ra hành động đáp trả.
Toàn cảnh khu vực ngoại giao ở thủ đô Doha. Ảnh: Reuters |
Khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng
Chính phủ Qatar cho biết lý do chính thức cho xung đột là một bài viết đăng tải trên trang thông tấn của Qatar vào hôm 23/5. Bài viết được cho là của Quốc vương Qatar, trong đó đã đưa ra những bình luận thân thiện về Iran và thể hiện quan điểm ủng hộ nhóm Anh em Hồi giáo (MB).
Vụ việc diễn ra một tuần sau Hội nghị Thượng đỉnh Hồi giáo giữa các nước Arab và Mỹ tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Tiếp đến, Ngoại trưởng Qatar cho biết trang website đã bị tin tặc tấn công và bài viết không liên quan tới lãnh đạo của nước này.
Tuy nhiên, Saudi Arabia, UAE và Bahrain tiếp tục yêu cầu Qatar phải trục xuất các thành viên của tổ chức Hồi giáo Hamas và các nhóm khác mà các nước láng giềng của Qatar cho là khủng bố.
Đáp lại, Doha đã từ chối các cáo buộc về tài trợ khủng bố và tiếp tục bào chữa rằng sự việc gây ra bởi tin tặc, tuy nhiên không đưa ra được gợi ý nào về người đã đứng đằng sau vụ việc.
Trong khi kênh truyền hình CNN đã nhanh chóng đưa ra thủ phạm là “tin tặc Nga”. Theo CNN, các nhà điều tra Mỹ tin rằng thủ phạm liên quan tới Nga đã cấy bài viết giả mạo vào website của hãng thông tấn Qatar. Một số quan chức Mỹ giấu tên đã cho CNN biết mục tiêu của vụ tấn công mạng nhằm gây rạn nứt quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh Trung Đông, gồm cả Qatar. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã gọi những lời đồn đại trên là “tin giả” được xuất bản với tham khảo lấy từ “một nguồn giấu tên ở một bộ phận giấu tên của một cơ quan tình báo giấu tên”.
Nguồn tin từ Đại sứ quán Nga tại Qatar cho hãng tin Sputnik biết Chính phủ Qatar đã không liên lạc với các nhà ngoại giao Nga về vụ việc.
Nga kêu gọi đối thoại
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. |
Nga đã đưa ra cách tiếp cận cân bằng trong cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Trung Đông. "Mọi cuộc khủng hoảng là “công việc riêng của họ, là quan hệ song phương giữa các quốc gia”, và cho biết Nga không can dự vào quan hệ của các nước này. Ông cho biết thêm Nga mong muốn có mối quan hệ bình thường với tất cả các quốc gia ở Trung Đông.
Ông phát biểu trong họp báo: “Chúng ta chắc rằng bất kỳ sự chia rẽ nào cũng có thể diễn ra. Chúng tôi không bao giờ hạnh phúc với những trở ngại nảy sinh trong mối quan hệ với các nước khác. Chúng tôi quan tâm tới việc duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, đặc biệt là ở khu vực có sự tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn một mối đe dọa chung, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đó là một ưu tiên”. Ngoại trưởng Lavrov cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán.
Nga đang thảo luận về mối rạn nứt với Qatar và cả đồng minh của Nga ở khu vực. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Quốc vương Qatar Tamim. Theo như kết quả hội đàm, Nga tái khẳng định rằng bất kỳ tình huống khủng hoảng nào cần được giải quyết thông qua đàm phán. Tổng thống Putin cũng thảo luận về khủng hoảng Qatar với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Vai trò của Nga trong giải quyết khủng hoảng
Theo như các chuyên gia, Nga không thể và không nên trở thành nhà hòa giải đơn độc trong cuộc khủng hoảng nhưng có thể tham gia vào các nỗ lực chung.
Elena Suponina, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, chỉ ra rằng Nga cần duy trì quan hệ tốt với tất cả các bên liên quan tới vụ căng thẳng. Bà cho rằng: “Không cần thiết phải tham gia với một bên nào đó. Nga nên sử dụng mối liên hệ với Trung Đông để hòa giải các bên”.
Một chuyên gia cao cấp khác hiện làm việc tại Viện nghiên phương Đông là Boris Dolgov khuyến nghị rằng nối lại quan hệ giữa Nga và Qatar sau cuộc khủng hoảng như vậy là điều không khả thi và có thể gây rắc rối cho Nga. Ông Dolgov nói: “Có những cáo buộc nghiêm trọng về việc Qatar tài trợ cho các nhóm khủng bố Hồi giáo. Đây là điều rất nghiêm túc. Trong tình huống này, Nga không cần nối lai quan hệ với Qatar”.
Ông Dolgov nhận xét: “Ngày nay, quan hệ giữa Nga và Ai Cập đang phát triển tích cực. Hơn nữa, trong một phạm vi nào đó, cáo buộc của Ai Cập chống lại Qatar là có lý do”. Theo chuyên gia này, chẳng có lý do nào để Nga có thể tìm kiếm việc tái lập quan hệ với Qatar.
Ngoại giao con thoi của Kuwait
Căng thẳng leo thang khi Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và UAE phong tỏa kết nối giao thông và áp đặt lệnh cấm vận cung cấp lương thực đối với Qatar.
Một sự bao vây về kinh tế và chính trị khiến Qatar phải đề nghị Kuwait đóng vai trò hòa giải cho cuộc khủng hoảng. Vào đầu tuần qua, Quốc vương Kuwait đã tổ chức đàm thoại với Nhà vua Saudi Arabia và thăm UAE.
Vẫn còn chưa rõ là giải pháp ngoại giao con thoi này có hoạt động hay không nhưng trong năm 2014, chính Kuwait đã đứng ra dàn xếp vụ khủng hoảng giữa Qatar và các nước láng giềng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại Qatar lại đang bị buộc tội phá vỡ một thỏa thuận để ngăn chặn việc ủng hộ cho các tổ chức hồi giáo người Shi’ite sau vụ khủng hoảng năm 2014.