Thách thức của Nhật để trở thành cường quốc thống trị châu Á

Những chính sách kinh tế và an ninh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần đây đã dẫn đến nhiều suy đoán về sự hồi sinh của Nhật Bản. Chính ông Abe cũng rất tự tin tuyên bố trong một bài phát biểu hồi năm ngoái: “Nhật Bản sẽ hồi sinh. Hãy tiếp tục hy vọng vào chúng tôi”.

Quân đội Nhật Bản trong một cuộc diễn tập.


Tuy nhiên, bất kể là những chính sách của ông Abe có thể vực dậy nền kinh tế Nhật Bản thoát ra khỏi 2 thập kỷ dài suy thoái, sự thật là Tokyo vẫn không có khả năng trở thành một lực lượng thống trị tại châu Á trong thế kỷ 21.

Điều này đã được khẳng định mới đây khi Bộ Y tế Nhật Bản công bố số liệu về tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước này. Theo đó, dân số Nhật Bản đã giảm 244.000 người trong năm 2013, đánh dấu sự suy giảm dân số 7 năm liên tiếp của Nhật Bản và là mức giảm hàng năm lớn nhất cho đến nay. Điều mà chính Tokyo cũng phải thừa nhận là nước này đang có sự "suy giảm nguồn nhân lực".

Vì vậy, không có gì để các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản lạc quan trong tương lai. Dân số của Nhật Bản hiện đang ở mức 126,3 triệu người, dự kiến sẽ giảm xuống còn 116 triệu vào năm 2030. Đến năm 2050, con số này sẽ giảm xuống còn 97 triệu. Trong khi dân số suy giảm, thì tỷ lệ người già lại tăng lên. Hiện nay, số người ở độ tuổi 65 trở lên tại Nhật Bản chiếm 25%, con số này dự kiến sẽ tăng lên 40% vào năm 2060.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc Nhật Bản muốn trở thành một cường quốc lớn hơn ở khu vực trong thế kỷ châu Á. Trong lịch sử nhân loại, các nguồn lực chủ yếu của một quốc gia để trở thành cường quốc là quy mô dân số lãnh thổ. Mặc dù, 2 thập kỷ qua đã tạo ra một ngoại lệ đối với nguyên tắc trên vì cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự chênh lệch trong năng suất lao động, khiến cho vấn đề đất đai và dân số ít liên quan đến sức mạnh của một quốc gia. Vì vậy, mới có chuyện nước Anh từng tuyên bố mình là cường quốc mạnh nhất trên thế giới trong khi có dân số và diện tích lãnh thổ hạn chế so với nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp chỉ là nhất thời. Hiện Mỹ, Nga và Đức đã vượt qua Anh về sức mạnh quốc gia. Alexis de Tocqueville, một chuyên gia trong lĩnh vực chính trị và lịch sử người Pháp đã dự báo từ thế kỷ 19 rằng Mỹ và Nga sẽ nổi lên như là những siêu cường ở nửa cuối thế kỷ 20.

Trong khi đó, Nhật Bản cũng nổi lên là một thế lực thống trị tại châu Á trong suốt thế kỷ 20 mặc dù có dân số chỉ bằng một phần nhỏ so với Trung Quốc vào những năm 1950, nhờ vào sự khai thác tài nguyên thiên nhiên từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể xảy ra trong thời gian tới. Có lẽ là đặc điểm nổi bật trong thời đại ngày nay đó là sự toàn cầu hóa, trong đó hầu hết các công nghệ tiên tiến trên thế giới đang ngày càng dành cho công dân bình thường ở tất cả các quốc gia. Hơn nữa, mức độ quản lý đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các cấp chính quyền tại hầu hết mọi quốc gia hiện nay – đặc biệt là Trung Quốc - đã được cải thiện đáng kể.


Do hai xu hướng trên (sự “khuếch tán” ngày càng rộng của công nghệ và việc quản lý nguồn tài nguyên tốt hơn), thì vấn đề dân số và diện tích lãnh thổ sẽ lại nổi lên như là một sức mạnh chủ yếu đối với một cường quốc trong tương lai. Điều này không phải là tín hiệu tốt đối với Nhật Bản, bất kể ông Abe có thực hiện thành công hay không chương trình hành động của mình.


CT (theo Diplomat)

Nhật thành lập Ban thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia
Nhật thành lập Ban thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia

Chính phủ Nhật Bản ngày 7/1 đã cho ra mắt ban thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Shotaro Yachi được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan này.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN