Trừng phạt Nga: Chỉ là 'siết nhẹ các con ốc'

Một số chính trị gia và lãnh đạo quân sự của Nga và Ukraine đã bị cấm đi lại và phong tỏa tài khoản. Đó là phản ứng của Mỹ và EU đối với cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Tuy nhiên, trên thực tế các biện pháp này mang tính biểu tượng nhiều hơn và cả hai bên đều bị tổn thương nếu như Moskva cũng tiến hành các biện pháp đáp trả.

Một điều rõ ràng là, theo tuyên bố của Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ở Brussels, đó là việc những người thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin không bị đưa vào danh sách trừng phạt. Ngay cả kiến trúc sư kinh tế của Nga cũng không nằm trong danh sách này. Với quyết định của mình, EU muốn nói rằng Moskva vẫn còn thời gian để xoa dịu tình hình. "Siết nhẹ các con ốc", đó là tất cả những gì EU hiện muốn làm mà không để hoàn toàn mất mặt trong cuộc tranh cãi về tương lai bán đảo Crimea và Ukraine.

Binh sĩ Ukraine tuần tra bên ngoài căn cứ quân sự ở Perevalnoye, gần thủ phủ Simferopol, Crimea ngày 17/3. Ảnh: AFP/TTXVN


Các biện pháp quyết liệt hơn sẽ được thực hiện nhằm hạn chế sự tương tác giữa nền tài chính của Nga với thị trường tài chính toàn cầu mà giới phân tích gọi là "sự gây rối" và hạn chế xuất khẩu năng lượng của Nga hoặc trừng phạt thương mại, được gọi là biện pháp trừng phạt “thảm họa”. Nguy cơ chủ chốt [đối với Nga] là giai đoạn 3, tức là một lệnh cấm hoặc hạn chế tương tác của Nga trong thị trường tài chính toàn cầu hoặc bất kỳ hạn chế nào về thương mại, đầu tư với Nga. Các nhà đầu tư cho rằng các biện pháp trừng phạt giai đoạn 4 [thảm họa] là chưa có trong chương trình nghị sự, đơn giản chỉ vì chúng cũng sẽ tạo ra một phản ứng tiêu cực đối với một số nước EU và nhiều công ty lớn cũng như tác động xấu một cách gián tiếp đến nền kinh tế toàn cầu.

Theo một phân tích độc lập đang được nghiên cứu bởi Điện Kremlin, các biện pháp trừng phạt như vậy có thể là một bước cản đối với nền kinh tế Nga trong một thời gian ngắn và gây ra sự bối rối cho chính phủ Nga, nhưng sẽ chỉ là một "sự bất tiện" đối với nền kinh tế Nga trong tương lai gần. Một phân tích của công ty đầu tư Macro-Advisory hoạt động tại Nga dự đoán rằng phương Tây, đặc biệt là các nước châu Âu, sẽ không thực hiện các biện pháp trừng phạt mạnh hơn để "tạo ra bước đột phá" hoặc biện pháp trừng phạt "thảm họa" trên cho đến khi Tổng thống Nga Putin bước qua “ranh giới đỏ”, ví dụ như một cuộc can thiệp quân sự toàn diện đối với Ukraine.

Trong khi đó, theo CNN ngày 17/3, Điện Kremlin đang chuẩn bị một danh sách các chính trị gia Mỹ chịu các lệnh trừng phạt nhằm đáp trả lại Mỹ và EU. Theo Michael McFaul, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, chính quyền của Tổng thống Obama cũng đang phải chuẩn bị để chống chọi với sự trả đũa của Moskva trong những ngày tới. Ông McFaul cho rằng sau khi Mỹ công bố lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với nhiều quan chức cao cấp Nga và Ukraine, Nga sẽ phản ứng như họ đã từng làm trong quá khứ.

"Họ sẽ có danh sách riêng về những quan chức phương Tây và sẽ xử phạt về đi lại và tài sản ở Nga. Tôi sợ một người như tôi cũng có thể nằm trong danh sách đó", vị cựu đại sứ nói. Năm ngoái, để đáp trả việc Mỹ lập ra danh sách Magnistky, trong đó liệt kê các hành vi vi phạm nhân quyền của Nga bị xử phạt, Nga cũng lập một danh sách những người Mỹ bị cấm đi du lịch đến Nga, bao gồm các quan chức thuộc chính quyền Bush như John Yoo, cựu quan chức Bộ Tư pháp Mỹ, David Addington, Chánh văn phòng của cựu Phó tổng thống Dick Cheney và hai cựu sĩ quan chỉ huy của Vịnh Guantanamo.

Trước đó, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền của ông Obama không dự đoán được rằng liệu các lệnh trừng phạt mà họ áp đặt có đủ lực đủ để thay đổi tính toán của Putin về vấn đề Crimea và đảo ngược quá trình đó.

Toby Gati, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng phụ trách về Nga trong chính quyền Bush, lại cho rằng các cuộc tấn công mở rộng nhằm vào nền kinh tế Nga tuy không có nhiều hiệu quả thực tế nhưng cũng là biện pháp thủ công, biện pháp trừng phạt nhắm vào giới tinh hoa Nga có thể có ảnh hưởng trong việc tạo áp lực đối với Tổng thống Putin nếu chúng được thực hiện một cách thông minh.

Tuy nhiên, cố vấn của Tổng thống Nga Sergei Glazyev cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm chống lại Nga sẽ gây thiệt hại đối với nền kinh tế của Ukraine và sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với Liên minh châu Âu. "Chúng tôi hơi ngạc nhiên rằng việc sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt trên đối với Nga hoàn toàn không có căn cứ và các lệnh trừng phạt đó có thể sẽ tác động tiêu cực, gây ra những tổn thất trong lĩnh vực năng lượng và bất ổn đối với các hệ thống ngân hàng trong khu vực”, Glazyev nói.

Đồng tình với quan điểm trên, Sergei Mironov, lãnh đạo đảng Công lý Nga cho biết ông không tin các lệnh trừng phạt sẽ đặt ra mối đe dọa lớn đối với Nga. "Các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đưa ra không gây cho tôi cảm giác lo sợ nào cả", ông Mironov nói và lưu ý rằng ông thích đi du lịch và dành kỳ nghỉ của mình ở Nga hơn.

Ông Mironov nhấn mạnh rằng ông có thể đoán trước những khó khăn kinh tế của phương Tây nếu đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga. "Nếu phương Tây bắt đầu thực hiện các biện pháp trừng phạt, nền kinh tế và vấn đề việc làm của họ sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, người dân của họ sẽ yêu cầu chính phủ giải thích tại sao các doanh nghiệp đang hoạt động bị đóng cửa và người lao động bị mất việc làm. Tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều có quan hệ kinh tế với nhau", lãnh đạo của đảng Công lý Nga kết luận.


CT
(Tổng hợp)
Mỹ, Nhật, EU gia tăng trừng phạt quan chức Nga và Ukraine
Mỹ, Nhật, EU gia tăng trừng phạt quan chức Nga và Ukraine

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký sắc lệnh hành chính cấm 11 quan chức Nga và Ukraine đến Mỹ và phong tỏa các tài sản của họ ở nước này. Đây được xem là các biện pháp trừng phạt toàn diện nhất Mỹ áp dụng đối với Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN