Tương lai châu Âu sau 'thập kỷ mất mát' (Tiếp theo và hết)

Trong Eurozone, tăng trưởng GDP thực tế đã giảm và dần dừng lại vào quý II năm ngoái, trong khi lạm phát giảm xuống mức thấp trong 4 năm rưỡi qua, trước tác động của các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng thời, nền kinh tế của Đức cũng suy giảm, Pháp tiếp tục đình trệ và Italy vẫn còn “ngụp lặn”.

Từ suy giảm đến trì trệ

Tại Đức, động lực tăng trưởng của cả khu vực, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế thường niên chỉ đạt 1,3%, và ngay cả theo kịch bản tốt nhất, vẫn chỉ duy trì như vậy trong những năm tới.

Những cải cách và học thuyết thắt lưng buộc bụng trong Eurozone đều nhằm mục tiêu vượt qua những gánh nặng nợ nần chồng chất.


Pháp vẫn trong tình trạng trì trệ, bất chấp cam kết giảm thuế 30 tỷ euro của Tổng thống François Hollande và những hi vọng sẽ cắt giảm chi tiêu công thêm 50 tỷ euro vào năm 2017. Thủ tướng theo đường hướng đổi mới Manuel Valls đã tăng cường cải cách, bao gồm việc cắt giảm thêm 11 tỷ euro thuế đối với các công ty và các hộ gia đình trong tháng 4/2015. Tuy nhiên, nền kinh tế Pháp vẫn đang "ngột ngạt" và mức tăng trưởng hàng năm có thể vẫn dưới 0,4% do tình trạng thắt chặt tài chính và suy giảm niềm tin tiêu dùng.

Tại Italy, để duy trì cải cách kinh tế táo bạo, Thủ tướng Matteo Renzi cần một số tiền khổng lồ 32 tỷ euro để chấn chỉnh toàn bộ thị trường lao động, 18 tỷ euro cho trợ cấp thất nghiệp và 13 tỷ euro cho các dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nền kinh tế của Italy vẫn phải chịu sự suy giảm nhẹ trong năm 2014, và ngay cả trong kịch bản tốt nhất, thì mức tăng trưởng GDP năm 2015 có thể cũng chỉ đạt 0,5%. Trong những năm còn lại của thập kỷ này, họ hy vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng 1%.

Ở cả Italy và Pháp, việc điều chỉnh tài chính đang bóp nghẹt nhu cầu trong nước, trong khi xuất khẩu phải chịu hậu quả của sự phi công nghiệp hóa, xói mòn khả năng cạnh tranh và đồng euro mạnh.

Kể từ mùa xuân năm 2010, những cải cách và học thuyết thắt lưng buộc bụng trong Eurozone đều nhằm mục tiêu vượt qua những gánh nặng nợ nần chồng chất. Quá trình thoái nợ đã thành công như thế nào? Nó vẫn chưa thành công.

Tổng nợ chung chính phủ tính theo phần trăm của GDP của Eurozone đã tăng từ 70% lên 93% trong năm 2013. Ở Italy, tỷ lệ này đã tăng thêm 1/3 lên 133%. Tại Tây Ban Nha, mức tăng gấp đôi lên 94%; ở Pháp tăng 1/4 lên 94%. Tại các nền kinh tế nhỏ bị khủng hoảng, các khoản nợ - Hy Lạp là 175%, Bồ Đào Nha khoảng 129% - vẫn ở ngưỡng báo động.

Lối thoát

Với bức tranh kinh doanh ảm đạm, ngay cả những tập đoàn lớn nhất châu Âu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức chiến lược. Họ không được hưởng lợi thế mà các công ty đa quốc gia Anh có được trong thời kỳ trước năm 1914. Họ cũng chẳng còn ở giữa thời điểm công nghiệp hóa, mà các tập đoàn đa quốc gia châu Âu phải nỗ lực trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến đầy thách thức. Những rào cản được gỡ bỏ trong thương mại thế giới, trong đó thúc đẩy sự gia tăng của các công ty đa quốc gia Mỹ và sự trỗi dậy của các doanh nghiệp châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh, chỉ còn là quá khứ.

Tương tự như vậy, kỷ nguyên toàn cầu hóa, từng mở đường cho các công ty đa quốc gia của Nhật Bản và gần đây là của các tập đoàn của các quốc gia mới nổi, cũng đã mờ dần kể từ khi xuất hiện cuộc khủng hoảng 2008 - 2009.

Cùng lúc đó, đồng euro, mà nhiều nhà công nghiệp châu Âu từng ủng hộ rất nhiệt tình trong quá khứ, đã trở thành một gánh nặng trong Eurozone và là trở ngại lớn trong việc hạ giá nhằm khôi phục khả năng cạnh tranh ở hầu hết khu vực này sau cuộc khủng hoảng nợ quốc gia năm 2010.

Trớ trêu thay, những sắp xếp của liên minh tiền tệ, được thiết kế ban đầu nhằm mở ra tiềm năng năng động của lục địa già, lại làm đóng băng những thay đổi trong Eurozone. Mặc dù khu vực này vẫn có tỷ lệ đáng kể, khoảng 20-25%, đứng sau Mỹ trong việc tăng năng suất lao động, đồng euro đứng ở mức 1,45 USD/euro vào mùa thu năm 2008 và 1, USD/euro, cao hơn gần 40% so với đồng USD. Nhưng giờ đây, tỷ giá này là dưới mức 1,25 USD/euro nhờ vào chính sách nới lỏng định lượng của ECB.

Các công ty hàng đầu của châu Âu phải gắn kết chặt chẽ hơn với các chính phủ của họ và Brussels phải đảm bảo rằng những cải cách cơ cấu sẽ hiện thực hóa khắp châu Âu. Nói tóm lại, những gì đang đe dọa triển vọng tương lai của các doanh nghiệp châu Âu chính là môi trường kinh doanh xấu đi ngay ở thị trường trong nước. Mặc dù có một số lợi ích hứa hẹn và chính sách tiền tệ chủ động hơn, nhưng những thách thức của việc điều chỉnh tài chính, thanh khoản thắt chặt, các liên minh ngân hàng mới ra đời, khả năng cạnh tranh và đổi mới bị xói mòn, chưa kể đến nguy cơ mất khả năng thanh khoản mới và cải cách cơ cấu chậm chạp ở Nam Âu, cùng với tăng trưởng giảm tốc ở Bắc Âu. Tất cả đều không phải là điềm tốt cho tương lai.

Trong năm 2014, tăng trưởng của Eurozone chỉ ở mức 0,7%, nhưng sự phục hồi mong manh và rủi ro suy thoái vẫn còn cao. Vấn đề châu Âu già đi đang trở nên nặng nề hơn trước khi vấp ngã - hoặc suy giảm hơn nữa.

Nếu trong những điều kiện này, phương Tây đưa các biện pháp trừng phạt Nga đến một cấp độ khác, thì hậu quả có thể sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở các nền kinh tế chủ chốt. Tại châu Âu, nó có thể đẩy khu vực vào một cuộc suy thoái mới, và các nước yếu nhất trong Eurozone sẽ rơi vào vực thẳm.

Cách duy nhất các công ty hàng đầu của châu Âu có thể vượt qua tình trạng trì trệ trong môi trường kinh doanh của họ là tận dụng sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, mà hiện nay trở nên lớn hơn nhiều. Đó là cách khả thi duy nhất mà các công ty châu Âu có thể hội nhập toàn cầu, có sự phối hợp và do đó được hưởng lợi từ các nền kinh tế có quy mô và phạm vi ảnh hưởng, cũng như các chi phí yếu tố và thương mại tự do. Điều đó sẽ không dễ dàng, nhưng các lựa chọn thay thế khác còn tồi tệ hơn nữa.

Xem Kỳ 1 tại đây
TK (Theo European Financial Review)
Tương lai châu Âu sau 'thập kỷ mất mát'
Tương lai châu Âu sau 'thập kỷ mất mát'

Sau "thập kỷ mất mát", tăng trưởng trong Khu vực đồng euro (Eurozone) tiếp tục trì trệ cho dù có một số tiến triển nhất định. Tuy nhiên, các công ty hàng đầu của châu Âu có thể làm gì để tồn tại trong những năm tới?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN