Quan hệ Ấn Độ và Việt Nam sẽ mang tầm kinh tế và chiến lược lớn hơn. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới Việt Nam từ ngày 25-26/8 sẽ truyền thêm động lực mới vào mối quan hệ đối tác đang đâm chồi mạnh mẽ, được gắn kết bằng những lợi ích năng lượng, kinh tế và chiến lược.Chiều 24/7, tại trụ sở Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA) diễn ra cuộc hội thảo bàn tròn nhân kỷ niệm 60 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Ảnh: Minh Lý
|
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân đã trả lời phỏng vấn Tổng biên tập báo điện tử “India Writes Network” Manish Chan về quan hệ Ấn-Việt, cũng như vai trò của Ấn Độ trong khu vực, nội dung chính như sau:
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sushma Swaraj rất quan trọng bởi đây là lần đầy tiên bà tới Việt Nam sau khi Chính phủ mới được thành lập tại Ấn Độ. Đây là sự khẳng định chính sách của Ấn Độ đối với Việt Nam-một người bạn rất trung thành kể từ khi hai nước giành được độc lập.
Cả Ấn Độ và Việt Nam đều tận hưởng mối quan hệ đối tác chiến lược. Tổng thống Pranab Mukherjee sẽ sớm thăm Việt Nam, một sự khẳng định về chính sách Việt Nam của Chính phủ Ấn Độ. Các nhà Lãnh đạo Việt Nam mong đợi chuyến thăm của Tổng thống Mukherjee. Chúng tôi hy vọng hai nước sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương; trao đổi quan điểm về tình hình khu vực, cũng như các vấn đề quốc tế.
Về quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ, Đại sứ Nguyễn Thanh Tân
(ảnh) cho biết hợp tác thương mại giữa hai nước phát triển tốt.
Trả lời câu hỏi về vai trò của Ấn Độ trong khu vực, Đại sứ Nguyễn Thanh Tân khẳng định Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ASEAN đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) về trao đổi hàng hóa với Ấn Độ; hiện hai bên đang hướng tới ký một FTA về dịch vụ và đầu tư.
Việt Nam hoan nghênh hàng hóa Ấn Độ, trong đó có hàng dệt. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, Việt Nam đã nhập nhiều hàng dệt từ Ấn Độ. Ngày này, Việt Nam cũng là nơi sản xuất hàng may mặc, xuất khẩu tới Mỹ và các nơi khác. Việt Nam cần nguyên liệu và trong những năm tới Ấn Độ có thể là nguồn cung cấp tốt. Có tin nói rằng vào năm 2020, Ấn Độ sẽ xuất khẩu khoảng 300 tỷ USD hàng dệt, do đó Việt Nam sẽ là thị trường tốt cho Ấn Độ.
Ấn Độ cũng là một thị trường tốt cho hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là hàng điện tử. Tại Việt Nam có nhiều liên doanh giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… sản xuất các sản phẩm tốt và đã có mặt tại thị trường Ấn Độ. Việt Nam muốn Ấn Độ nhập khẩu ngày càng nhiều hơn hàng hóa từ Việt Nam.
Một tin vui khác, từ ngày 5/11/2014, hãng Jet Airways của Ấn Độ sẽ bắt đầu mở đường bay trực tiếp New Delhi-thành phố Hồ Chí Minh và quá cảnh tại Bangkok chỉ một giờ. Với đường bay trực tiếp, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực du lịch sẽ được mở rộng. Hàng hóa hai bên sẽ thông thương vào thị trường của nhau nhiều hơn và kim ngạch thương mại song phương chắc chắn sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USD.
Đại sứ Nguyễn Thanh Tân cũng đề cập đến những nét tương đồng văn hóa và lịch sử hợp tác văn hóa lâu đời giữa hai nước. Có nhiều di tích Ấn Độ vẫn còn tồn tại ở Việt Nam, trong đó có những ngôi đền cách thành phố Nha Trang chỉ 20 km.
Về sự phối hợp trong các vấn đề khu vực, Đại sứ Nguyễn Thanh Tân nói rằng sự hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng có từ lâu. Các tàu hải quân Ấn Độ hàng năm vẫn ghé thăm các hải cảng của Việt Nam. Ấn Độ có vai trò trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Tuần trước, Ngoại trưởng Ấn Độ đã có bài phát biểu ấn tượng tại hội nghị ở Myanmar. Việt Nam nhận thấy với vai trò cân bằng của Ấn Độ, cán cân lực lượng trong khu vực sẽ được duy trì. Việt Nam và Ấn Độ có lập trường giống nhau về các vấn đề trong khu vực.
Tuần trước, Ngoại trưởng Ấn Độ đã tái khẳng định lập trường đối với khu vực, ủng hộ giải pháp hòa bình đối với tất cả các tranh chấp trong khu vực; ủng hộ tự do hàng hải và tìm giải pháp cho các vấn đề theo Luật quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển. Ấn Độ đã phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề khu vực. Lập trường quan trọng này cũng giống như lập trường của Việt Nam. Việt Nam và Ấn Độ mong muốn hòa bình, thịnh vượng, ổn định và phát triển đối với khu vực. Việt Nam tiếp tục ủng hộ chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Việt Nam là người bạn thủy chung của Ấn Độ.
Minh Lý (
P/V TTXVN tại New Delhi)