Mở đầu năm 2015, chúng ta hãy xem xét xem các nước "G-7" - 7 cường quốc lớn nhất thế giới, xếp theo khả năng của họ trong việc định hình cả môi trường xung quanh họ và cả thế giới bên ngoài rộng lớn hơn – thực sự là những quốc gia nào?Tất nhiên, trả lời được câu hỏi trên không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ, nếu đánh giá bằng sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân, Nga rõ ràng là một siêu cường, nhưng nước này lại không thể biến khả năng hủy diệt đó thành sức mạnh để tất cả các nước khác thừa nhận việc sáp nhập Crimea.
Những cường quốc có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với khu vực và thế giới. |
Vậy chúng ta lấy tiêu chí nào để xếp hạng nhóm “G-7”, những cường quốc có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với thế giới? Đó là khả năng của họ trong việc định hình nên môi trường khu vực nói riêng và hệ thống quốc tế nói chung và trong tất cả các nước trên thế giới hiện nay, dưới đây là những cái tên có khả năng nhất có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến nền chính trị toàn cầu bởi sự lựa chọn của họ, đồng thời những thất bại của các nước này cũng có thể gây ra mối nguy hiểm đáng kể đối với phần còn lại của thế giới.
Một điều cần lưu ý: các tổ chức trên thế giới ngày càng không phù hợp với thực tế là cường quốc của thế giới. Danh sách nhóm các cường quốc G-7 này cũng không giống như danh sách 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hay như danh sách các thành viên G-7 trước đây, vốn chủ yếu là các nước phương Tây cộng với Nhật Bản nhằm mục đích giữ vai trò lãnh đạo trong việc hoạch định các chính sách kinh tế toàn cầu.
Sau đây là bảng xếp hạng các cường quốc toàn cầu năm 2015 theo đánh giá của học giả Mỹ Walter Russell Mead, Giáo sư Ngoại giao và Nhân văn tại Đại học Bard và Giáo sư về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Đại học Yale, đồng thời là biên tập viên của tạp chí The American Interest và là chuyên gia phân tích tại Viện Hudson (Mỹ):
1) MỹMỹ đã trở thành siêu cường mạnh nhất trên thế giới trong gần một thế kỷ; không có gì đáng ngạc nhiên, điều đó không thay đổi trong năm 2014. Xét ở mọi khía cạnh, bất chấp những thách thức mới về địa chính trị từ các nước như Nga và Iran, và sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc, vị thế siêu cường số 1 của Mỹ trên thế giới dường như được củng cố hơn vào cuối năm 2014 so với đầu năm.
Mỹ vẫn duy trì vị thế siêu cường số 1 trên thế giới. |
Năm 2014, sức mạnh của Mỹ đã tăng lên mặc dù có một số sai lầm trong chính sách đối ngoại của Washington. Các nguồn lực cơ bản của sức mạnh Mỹ - sự năng động về kinh tế, sức ảnh hưởng về văn hóa, vị trí địa lý an toàn, cơ sở tài nguyên thiên nhiên phong phú và sự ổn định trong hiến pháp – vẫn được duy trì và không phụ thuộc vào “những ý tưởng bất chợt” của các nhà lãnh đạo chính trị.
Năm 2014, Mỹ vẫn tiếp tục có đủ năng lực thoát khỏi suy thoái nhanh hơn Nhật Bản hay EU, trong khi sự bùng nổ việc khai thác dầu bằng công nghệ “fracking” ("bắn đá lấy dầu" hay kỹ thuật thủy lực bẻ gãy) tại nước này đã có ảnh hưởng ngày càng tăng đối với thế cân bằng kinh tế và địa chính trị của thế giới. Bên cạnh đó, một nước Nhật vừa quyết đoán và có mối quan hệ ngày càng phát triển với Ấn Độ đã giúp kiềm chế nỗ lực của Trung Quốc trong việc cạnh tranh vị thế bá chủ với Mỹ trong khu vực, và giá dầu giảm trong quý cuối cùng của năm 2014 đã làm suy yếu nền kinh tế cả Iran và Nga.
Như trên đã nói, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ năm 2014 là ở Trung Đông. Bằng cách nghiêng về phía Iran ngay cả khi cán cân khu vực dường như đang chuyển dịch khỏi các cường quốc Arập dòng Sunni, Mỹ đã gây ra một những làn sóng của sự thù địch và lo âu từ các nước đồng minh quan trọng trong khu vực. Sự nổi lên của IS, sự sụp đổ của chính phủ Morsi ở Ai Cập và những nỗ lực thất bại của Mỹ trong việc môi giới một thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột ở Dải Gaza gần đây, do sự phản đối của Ai Cập và Saudi Arabia, đã chứng tỏ đang có một sự thay đổi trong khu vực này. Mặc dù vậy, vẫn chưa có điều gì thực sự thách thức được vai trò của Mỹ trong khu vực chiến lược này.
2) ĐứcTờ The Times (Anh) đã bình chọn nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là Nhân vật của năm 2014 vì vai trò của bà trong trong việc thiết lập đối thoại giữa phương Tây và Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. |
Không phải từ những năm 1940, Đức mới có vai trò quan trọng trong nền chính trị thế giới. Hiện nay, sự bất đồng giữa Nga và phương Tây đã cho thấy khả năng của Đức trong việc quyết định sự phản ứng của phương Tây và có tiếng nói quyết định trong việc định hình một trật tự an ninh châu Âu mới. Đồng thời, Đức tiếp tục được hưởng lợi từ vị trí quan trọng của mình trong Liên minh châu Âu. Berlin cũng đã giữ được sự cân bằng giữa phía bắc và phía nam, phía đông và phía tây châu Âu, tạo cho Đức một vị trí trong trật tự châu Âu mà không một quốc gia nào khác có thể thách thức.
Đức đạt được vị trí này mà không cần có các vũ khí hạt nhân, không cần đổ nhiều tiền cho quốc phòng và cũng không cần có các vụ giải cứu tài chính lớn đối với các nước láng giềng châu Âu vốn đang gặp khó khăn về kinh tế, mà chủ yếu là vì khả năng của quốc gia này được hình thành từ một chuỗi các sự kiện logic và vị trí địa lý của họ. Bên cạnh đó, trách nhiệm cùng sức mạnh của Đức - để đối phó với những rắc rối nội bộ của EU và để xử lý các mối quan hệ với Tổng thống Nga Putin – được thể hiện rất mạnh mẽ.
Công Thuận (Còn tiếp)