Người dân thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước phản ánh, nhiều năm nay, 3 bàu tích nước với diện tích rộng hàng chục héc ta ở ấp Dên Dên bỗng dưng bị “biến mất” trên bản đồ một cách khó hiểu, thay vào đó là vườn cây, ao cá của nhiều cá nhân khác nhau.
Không chỉ bát nháo tình trạng doanh nghiệp nhỏ lẻ trong cơn xoáy lợi nhuận đất đai đã vẽ "dự án ma", phân lô bán nền thu lợi bất chính, ngay cả một số công ty lớn hoạt động và có trụ sở trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng làm ăn mất uy tín khi chưa hoàn thiện pháp lý đã thu tiền khách hàng, hoặc nhiều năm triển khai dự án không hoàn thành, chưa bàn giao chủ quyền đất ở cho khách hàng.
Lợi nhuận địa tô như ma lực, rất dễ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Vừa qua Cơ quan điều tra đã vào cuộc, điều tra xử lý các sự vụ nổi cộm, bước đầu được dư luận đồng tình, đánh giá cao.
Vừa qua, Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh lần lượt khởi tố một số vụ án liên quan đến doanh nghiệp bất động sản hoạt động trên địa bàn thành phố rao bán “dự án ma”, chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, kênh rạch trong thời gian qua cho thấy, nhiều đơn vị chưa hoàn thành trách nhiệm của mình, công tác phối hợp còn chồng chéo, chế tài xử phạt chưa thực nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe.
Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sông Sài Gòn chảy qua địa phận huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 1, Quận 4 và Quận 7. Dọc theo tuyến sông này, không chỉ nhiều nhà ở riêng lẻ của người dân mà còn có nhiều biệt thự, nhà hàng, quán nhậu, bến bãi tập kết vật liệu ngổn ngang, gây sạt lở bờ sông, mất mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên.
Dự án Khu công nghiệp Phú Hà (thị xã Phú Thọ) được tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 từ tháng 10/2014 trên diện tích gần 351ha thuộc địa bàn 3 xã: Hà Thạch, Hà Lộc và Phú Hộ.
Đi nước ngoài lao động đem lại cuộc sống giàu sang cho nhiều người dân nghèo. Nhưng đi nước ngoài lao động theo cách bất hợp pháp cũng mang lại nỗi đau thương mất mát cho cả gia đình và xã hội.
Chiều tối 15/10, người dân tại các tòa nhà Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn phải gọi xe téc cung cấp nước sạch dịch vụ, do nguồn nước máy từ nguồn nước sạch sông Đà có mùi và màu khác lạ.
Như đã đề cập ở những bài trước, để “gom quyết tâm, hiệu quả hóa mọi hành động” trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng, nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội và các địa phương cần kiến nghị Trung ương luật hóa chế tài xử lý đối với các chủ đầu tư và cá nhân vi phạm.
Những lý do được nhiều cấp, ngành, địa phương của Hà Nội đưa ra để lý giải cho tình trạng chậm trễ trong xử lý dứt điểm các sai phạm về trật tự xây dựng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bất cập trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Hà Nội tồn tại như một vấn nạn xã hội và luôn là một “cái kim trong bọc” gây nhức nhối trong dư luận, làm “đau đầu” các cấp chính quyền và có những vụ việc mà độ phức tạp của nó phải đến bộ, ngành, Chính phủ chỉ đạo, giải quyết.
Là địa điểm tập kết lượng lớn vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa như bao bì, túi ni lông, bìa các tông, nhựa..., các cơ sở thu mua phế liệu không khác gì những quả bom nổ chậm nằm trong lòng khu dân cư.
Các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai không chỉ có quận Long Biên mà nhiều quận, huyện khác trên địa bàn Thủ đô cũng đang tồn tại, cần được quan tâm chỉ đạo giải quyết.
Có thể thấy, tại quận Long Biên, Hà Nội, đất công, đất giao theo Nghị định 64-CP năm 1993 của Chính phủ (về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp), đất bãi bồi ven sông đã bị sử dụng sai mục đích, với diện tích lớn, ở diện rộng và diễn ra trong thời gian dài.
Tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, đất nông nghiệp trái pháp luật dưới nhiều hình thức, diễn ra trên nhiều địa bàn thành phố Hà Nội, nhất là tại các vùng ven đô như quận Long Biên, khu vực được quy hoạch phát triển đô thị, phát triển công nghiệp.
Từ nhiều năm qua, mỗi lần nhận thẻ bảo hiểm y tế là người dân xã bãi ngang Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, phải đóng một khoản quỹ cho địa phương. Đã là tháng 8/2019 nhưng còn rất nhiều người dân ở Vĩnh Hậu chưa nhận thẻ bảo hiểm y tế vì... không có tiền đóng quỹ.
Hàng trăm hộ dân sống tại các nhà tập thể bằng gỗ được xây dựng từ những năm 1950 tại phường Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang ngày đêm nơm nớp, sợ hãi khi những ngôi nhà này lúc nào cũng có thể đổ sụp...
Khoáng sản đang “chảy máu” ở mức báo động trên địa bàn tỉnh Bình Phước vì nạn khai thác trái phép, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường, làm cho người dân sống trong khu vực bức xúc, lo lắng.
Tin vào những quảng cáo trên mạng xã hội và truyền miệng, nhiều trường hợp mù vĩnh viễn, hoại tử mũi, mông, ngực… sau khi tiêm filler - chất làm đầy ở những cơ sở spa, tiệm làm tóc.
Những "người nhện" mặc áo xanh đu mình giữa những thân cây cao hàng chục mét để tỉa cành, cắt nhánh... góp phần đảm bảo cho người dân lưu thông an toàn trong mùa mưa bão.