Người dân thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước phản ánh, nhiều năm nay, 3 bàu tích nước với diện tích rộng hàng chục héc ta ở ấp Dên Dên bỗng dưng bị “biến mất” trên bản đồ một cách khó hiểu, thay vào đó là vườn cây, ao cá của nhiều cá nhân khác nhau.
Người lao động rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần gia tăng đang tạo sức ép lớn lên việc duy trì hệ thống an sinh xã hội bền vững và ngân sách chi trợ cấp cho người cao tuổi. Do đó, để giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh này, đã đến lúc cơ quan chức năng cần sớm điều chỉnh luật và các quy định liên quan, trong đó có việc giảm số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu.
Từ sau Tết đến nay, nhiều công nhân, người lao động tại TP Hồ Chí Minh đã đổ xô đi làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, khiến cơ quan BHXH tại một số địa phương quá tải. Việc rút BHXH một lần này có lợi trước mắt, nhưng sẽ bị thiệt về lâu dài.
Căn biệt thự của ông Trần Văn Lai - Anh hùng lực lượng vũ trang, người chỉ huy lực lượng Biệt động Sài Gòn năm xưa, ngày nay không còn nguyên vẹn do bị mua đi bán lại và đập phá để cải tạo nhiều lần. Tuy nhiên, với quyết tâm phục dựng lại các cơ sở chiến đấu bí mật của cha và đồng đội, ông Trần Vũ Bình đã đi tìm từng vật liệu để phục dựng nó, hoàn thiện như lúc ban đầu.
Từ những năm 90, ông Trần Vũ Bình, con trai của chiến sỹ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai (hoạt động dưới vỏ bọc nhà thầu khoán Mai Hồng Quế, Năm USOM - thầu khoán Dinh Độc Lập) đã cất công đi tìm lại những di vật của cha và đồng đội để phục dựng và làm điểm tham quan du lịch đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước.
Mặc dù là phụ nữ, nhưng nữ biệt động Sài Gòn Vũ Minh Nghĩa (bí danh Chính Nghĩa) luôn kề vai, sát cánh cùng các đồng đội trên mọi mặt trận trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 19 cũng như Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Việc hơn 74 ha rừng bị phá trắng xảy ra tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là vụ việc nghiêm trọng, diện tích rừng bị thiệt hại lớn và cần sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý theo quy định của pháp luật. Để làm rõ hơn những vấn đề liên quan, phóng viên TTXVN đã trực tiếp ghi nhận tại hiện trường để phản ánh về vụ phá rừng nghiêm trọng này.
Hồ Đá Xanh hay còn gọi là hồ RMK thuộc phường Kim Dinh, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do khai thác quá độ sâu và không được phục hồi môi trường nên trở thành hồ nước sâu, nguy hiểm, có nơi sâu tới trên 20m.
Theo các chuyên gia, nhu cầu xem bất động sản như là kênh đầu tư giữ tiền đang rất lớn trong bối cảnh thị trường nhiều bất định.
Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng "treo đầu dê bán thịt chó", lừa khách hàng đi các tỉnh giáp ranh TP Hồ Chí Minh để mua bán đất dự án, đất tự phân lô, thu tiền trái phép lại tái diễn. Thực tế, đã có không ít người nhẹ dạ hoặc lần đầu đi mua đất bị sập bẫy các đối tượng này.
Thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành và các tỉnh, thành lân cận TP Hồ Chí Minh đã "sốt cao" khi những thông tin "truyền tai" nhau về quy hoạch mới được đưa ra vào đầu năm 2022. Theo các chuyên gia ngành bất động sản, thị trường đang tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn khi bị các "cò" đất (người môi giới) làm giá.
Lợi dụng tâm lý các F0 sau khi khỏi bệnh lo ngại bị hậu COVID-19, các cơ sở điều trị hậu COVID-19 nở rộ “như nấm sau mưa” với một gói điều trị lên đến hàng chục triệu đồng.
Nhiều người mắc COVID-19 hiện nay dù ở thể nhẹ nhưng vẫn sợ "hậu COVID-19" nên đã sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua các loại thuốc bổ, thuốc điều trị trên mạng hoặc qua bạn bè giới thiệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, điều này có thể bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, nguy hiểm đến sức khỏe bởi mỗi người có một thể trạng khác nhau sẽ có cách dùng thuốc khác nhau, kể cả thuốc bổ.
Mặc dù mới được nghiệm thu từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhưng tuyến đường giao thông xã Quảng Tân đi Quảng Định, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) có tổng mức đầu tư gần 13 tỷ đồng cho 700 m đã bị phản ánh là xuống cấp do kém chất lượng, thi công ẩu.
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, dịch COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp. Quân và dân khu vực biên giới của tỉnh luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm phòng, chống dịch để giữ vững “vùng xanh” trong điều kiện "bình thường mới", với chủ trương thích ứng linh hoạt, nhân dân tiếp tục lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.
Ở vùng biên giới Lai Châu xa xôi của Tổ quốc, mỗi người dân chính là cột mốc sống, đồng thời là một "chiến sĩ" trên mặt trận phòng, chống dịch. Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng ở mỗi làng bản vùng biên đã khẳng định vai trò xung kích trong công tác phòng, chống dịch.
Các chiến sĩ “quân hàm xanh” không quản khó khăn, gian khổ thực hiện nhiệm vụ kép bảo vệ biên cương Tổ quốc và phòng, chống dịch COVID-19, trở thành “vành đai thép” giữ vững vùng xanh, bảo đảm an toàn cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu phát triển kinh tế. Phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết với chủ đề “Vành đai thép” phòng, chống dịch COVID-19 nơi biên giới.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài, hàng loạt lãnh đạo các công ty du lịch phải xoay chuyển mô hình kinh doanh, tìm đường để vượt qua khó khăn và chờ đợi ngành du lịch phục hồi. Các CEO đã phải chuyển nghề từ bán nông sản đến kinh doanh bia tươi để có thể “nuôi sống” công ty trong khi dịch bệnh vẫn chưa có hồi kết.
Thiệp hồng đã in, ngày lành tháng tốt đã định, người thân, gia đình hai họ, bạn bè đã sẵn sàng cho ngày cưới, nhưng những người lính biên phòng tình nguyện gác lại hạnh phúc riêng để toàn tâm, toàn ý “đánh giặc COVID-19”.
Mọi năm, nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam thường rất hồ hởi khi đón Tết xa quê, bởi trước đó họ đã có thời gian về thăm nhà. Năm nay, dù đã cuối năm nhưng họ vẫn chưa thể về thăm nhà do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đành ở lại Việt Nam đón Tết cùng bạn bè và người Việt.
Mấy năm trở lại đây, thị trường đất đai ở Sóc Sơn khá sôi động do địa phương này được quy hoạch là đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, lại có lợi thế cảnh quan thiên nhiên đẹp với đồi rừng, hồ nước nên nhiều nhà đầu tư đã “xuống” tiền mua đất ở đây.