Người dân thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước phản ánh, nhiều năm nay, 3 bàu tích nước với diện tích rộng hàng chục héc ta ở ấp Dên Dên bỗng dưng bị “biến mất” trên bản đồ một cách khó hiểu, thay vào đó là vườn cây, ao cá của nhiều cá nhân khác nhau.
Tấm sổ đỏ vượt hạn mức đã gây ra nhiều điều phiền toái mà trước hết là ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng mở rộng bãi rác Nam Sơn. Cùng đó là nhiều vấn đề khác như lệ phí trước bạ, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp người dân đã nộp từ nhiều năm nay cho việc cấp sổ đỏ “khủng” thì ai phải chịu trách nhiệm và được xử lý như thế nào đang là câu hỏi được đặt ra.
Từ nhiều năm nay, người dân Sóc Sơn (Hà Nội) đã sinh sống trên mảnh đất do chính cha ông để lại. Nhiều gia đình đã được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lên tới hàng nghìn m2 cho toàn bộ diện tích đang sử dụng. Từ sổ đỏ “gốc” này, nhiều hộ dân đã bán, cho, tặng để nhân ra thành nhiều sổ đỏ khác. Tuy nhiên, sổ đỏ “khủng” lại đang gây bức xúc cho người dân.
Quốc bảo sâm Ngọc Linh đã trở thành một thương hiệu lớn. Giá trị cao, sâm Ngọc Linh được xem là cây trồng có thể giúp người dân thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít tổ chức, cá nhân đã lạm dụng thương hiệu Quốc bảo sâm Ngọc Linh để trục lợi.
Còn gần 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, những chậu bưởi cảnh có giá hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng tại những khu vườn bưởi cảnh cổ thụ ở thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên chờ đón người dân mua về chơi Tết.
Sau khi TTXVN liên tiếp có nhiều tin, bài phản ánh tình trạng Công ty cổ phần đầu tư sâm Việt Nam (Công ty sâm Việt Nam) trồng sâm trên… giấy, miệng; Công ty sâm Việt Nam công bố có liên kết trồng sâm Ngọc Linh với dân, doanh nghiệp… Những ngày qua, chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã vào cuộc kiểm tra, truy tìm diện tích. Đến ngày 7/1, kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty sâm Việt Nam không trồng 8 ha sâm Ngọc Linh tại Tu Mơ Rông.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8/2021, người dân Thôn 6, làng Cang, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) đang canh tác trên nương của mình, bất ngờ đá từ trên mỏ của một công ty khai thác đã ào ào lăn xuống, khiến bà con hoảng sợ và bỏ chạy để đảm bảo tính mạng.
TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 67.000 người mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà. Đáng chú ý, số người mắc COVID-19 cần đến oxy để thở cũng tăng đột biến. Nhờ dự án “ATM oxy” phủ khắp 23 quận, huyện và thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), đã có rất nhiều F0 vượt qua nguy hiểm.
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, từ đầu tháng 6/2021 đến nay, nhiều lao động tại các tỉnh, thành phố phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…) trở về tỉnh Đắk Nông sinh sống.
Thành phố Hồ Chí Minh đang rà soát thông tin những người "nhận nhầm" gói hỗ trợ đợt 3 để tạo sự công bằng, minh bạch trong việc chi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với hơn 7.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc chi hỗ trợ đang đi đến giai đoạn nước rút nhưng vẫn có không ít người dân chưa nhận được hỗ trợ. Trong khi đó, còn có tình trạng địa phương phát “nhầm” cho một số đối tượng đang đi làm, có đóng BHXH tháng 8 nhưng vẫn được nhận hỗ trợ đợt 3.
Sau bài viết về thực trạng hồ P’Ró (huyện Đơn Dương) bị xâm hại và xuống cấp, phóng viên TTXVN đã tìm hiểu thực trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, nhiều công trình đang rơi vào tình trạng “báo động đỏ” - bị xâm hại và hư hỏng nghiêm trọng nhưng chưa được bố trí kinh phí sửa chữa.
Nắm bắt nhu cầu cần xét nghiệm COVID-19 của người dân, dịch vụ xét nghiệm COVID-19 cũng nở rộ "như nấm sau mưa" và mỗi nơi một giá, từ vài chục ngàn đến hàng triệu đồng/lần xét nghiệm.
Quyết định về quê trên chiếc xe máy “3 không”: không còi, không phanh, không đèn, anh Nguyễn Quang Bình (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bất ngờ khi nhận được lời đề nghị “khó tin” tại điểm dừng chân thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tiêu chí không phân biệt tạm trú, lưu trú, hộ khẩu. Nhưng trên thực tế cũng đã có những bất cập nảy sinh.
Ngày 30/5/2021, TTXVN đã đăng thông tin phản ánh tình trạng hồ thủy lợi Próh, 1 trong 5 hồ thủy lợi lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, bị xâm hại nghiêm trọng. Trước những thông tin phản ứng của dư luận về sự việc này, nhóm phóng viên đã quay trở lại hồ Próh sau 4 tháng đưa những thông tin đầu tiên.
Sau khi TTXVN đăng phát bài "Rừng phòng hộ đầu nguồn ở Quảng Ngãi tiếp tục bị chặt phá trái phép", trong đó có nội dung hàng loạt cây gỗ lớn có đường kính từ 40-60 cm tại tiểu khu 277, đầu nguồn Thác Trắng, huyện Minh Long bị triệt hạ, nhiều vết cưa còn khá mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn số 3014/SNNPTNT- VP ngày 30/9/2021 chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi, Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh, UBND huyện Minh Long và chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ việc rừng phòng hộ đầu nguồn Quảng Ngãi tiếp tục bị chặt phá trái phép; báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 6/10.
Trong nhiều ngày qua, rừng phòng hộ thuộc Tiểu khu 277, đầu nguồn Thác Trắng, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) liên tục bị một số đối tượng lén lút khai thác gỗ trái phép, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Sau 21 ngày chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, 9 thành viên trong gia đình anh Nguyễn Trọng Hoàng ( tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) đã khỏi bệnh và 4 thành viên tình nguyện ở lại để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tiếp tục chống dịch.
Theo anh Phan Thanh Long (ngụ Quận 8, TP Hồ Chí Minh), khi mắc bệnh COVID-19, điều đầu tiên là cần giữ vững tinh thần và thực hiện nghiêm các phương pháp điều trị khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ dễ dàng "đánh bay" COVID-19.
Khi nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2, hầu như ai cũng thấy như "sụp đổ"; họ bắt đầu lo lắng, không kìm được cảm xúc. Thế nhưng khi vào các khu điều trị, đội ngũ y tế đã giúp họ bình tĩnh lại, lạc quan hơn và tuân theo chỉ dẫn của y, bác sĩ.