Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau: Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, với độ tuổi từ 3 tháng- 2 tuổi, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói; nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên nhưng nhiều trường hợp cần được phát hiện sớm và can thiệp.
Theo các chuyên gia, trẻ chậm nói ở trẻ cần được phát hiện và can thiệp sớm bởi chậm nói sẽ dẫn tới một số kĩ năng khác cũng bị hạn chế theo như trẻ nhút nhát, không tự tin và có thể ảnh hưởng cả tới chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tăng động, giảm chú ý, tư duy logic ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, thậm chí tự kỷ. Vì vậy cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ chậm nó để kịp thời can thiệp.
Cụ thể, một số mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ cha mẹ có thể theo dõi như:
- Từ 0-3 tháng: Độ tuổi này trẻ tự bật âm rất tự nhiên, đa số là những âm thanh vô nghĩa: a, u, ơ…
- Giai đoạn 6 tháng tuổi: Trẻ bật ra được những âm cơ bản (ba ba, bà bà…); trẻ biết nhìn theo sự vật xung quanh; có thể nghe và nhắc lại lời người lớn rất đơn sơ, biểu lộ cảm xúc rõ (buồn, vui, giận…)
- Giai đoạn 12 tháng tuổi: Trẻ nói được những từ đơn giản (ba ba, bà bà, bi, bo…); có sự giao lưu với môi trường bên ngoài thông qua cử chỉ; có thể nói những từ cơ bản thể hiện nhu cầu của mình.
- Giai đoạn 18 tháng tuổi: Vốn ngôn ngữ của trẻ tăng dần, có thể có khoảng 20 từ đơn để giao lưu với người xung quanh như: ba, bà, măm, ị, sữa…
- Giai đoạn qua 2 tuổi, trẻ có thể nói được khoảng 200 từ, trong đó 2/3 là danh từ, chưa nói được câu hoàn chỉnh (như: ăn cơm, bà ơi, bố ơi…); trẻ có khả năng tự chủ, biết gọi tên mình.
- Giai đoạn 3 tuổi: Vốn từ của trẻ có khoảng 200 từ, trẻ nói được những câu đơn giản (bà ơi đi chơi, bố đi ngủ…); có thể hát, đọc lại những bài thơ ngắn…
Theo đó, trong việc khắc phục tình trạng trẻ chậm nói có vai trò khá quan trọng của dinh dưỡng; dinh dưỡng góp phần giúp phát triển trí não bởi ngôn ngữ được kích hoạt từ chuỗi dẫn truyền thần kinh từ cơ quan nghe nhìn rồi chuyển đến não để ghi nhận và bắt chước, ra tín hiệu đưa đến cơ quan phát âm để bật ra tiếng nói.
Để phát triển trí não cho bé, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ 4 nhóm thành phần thực phẩm cơ bản như: Nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin khoáng chất… Đặc biệt, trẻ cần được bổ sung nhóm thực phẩm chưa Omega bởi cơ thể của trẻ không thể tự tổng hợp được chất này. Omega có 2 nguồn thực vật và động vật. Omega thực vật rất có nhiều lợi điểm phù hợp với trẻ. Trong đó, Omega thực vật bảo vệ tế bào não, giúp cho tế bào não phát triển tối ưu, tiếp nhận thông tin chính xác, nhanh hơn.
Ths.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: Trẻ cần được cung cấp đầy đủ axit béo Omega 3 ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau khi chào đời góp phần rất quan trọng trong phát triển trí não. Dễ bổ sung nhất là Omega thực vật vì không có mùi vị, không tanh, dễ uống, không gây kích ứng nôn trớ và đặc biệt an toàn với trẻ bởi không có nguy cơ nhiễm kim loại nặng, chì, thủy ngân…