Theo báo cáo vừa công bố của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nền kinh tế Ai Cập dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 3,3% trong tài khóa 2023-2024, thấp hơn so với mức tăng 3,8% ghi nhận trong tài khóa 2022-2023.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ngày 19/9 cho biết nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD trong quý II/2023 bất chấp lãi suất tăng đã hạn chế hoạt động tín dụng ngân hàng.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ thế giới gần đạt mức cao kỷ lục trong quý 1/2023, với mức tăng mạnh ở các thị trường trưởng thành.
Theo Viện Tài chính quốc tế (IIF), mặc dù quy mô nợ toàn cầu trong quý III/2022 giảm 6.400 tỷ USD xuống 290.000 tỷ USD do đồng USD mạnh lên và doanh số bán trái phiếu chậm lại, tỷ lệ nợ/Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các thị trường mới nổi lại tăng lên mức cao kỷ lục.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, tạp chí Foreign Policy mới đây dẫn phân tích của các chuyên gia từ Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF) cho biết xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng 4 và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết các nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi Trung Quốc với quy mô chưa từng có tiền lệ kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine từ cuối tháng 2. Đây là thay đổi rất bất thường trong dòng vốn toàn cầu ở các thị trường mới nổi.
Báo điện tử Gulf News của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) ngày 11/8 dẫn đánh giá của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết UAE và Saudi Arabia sẽ dẫn đầu đà phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 trong số các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã "rót" một khoản tiền kỷ lục lên tới 76,5 tỷ USD vào các dự án tại thị trường mới nổi trong tháng 11, sau khi đón nhận những thông tin tích cực về công tác phát triển và điều chế vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và khả năng nước Mỹ sẽ chuyển giao quyền lực suôn sẻ.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã rơi vào suy thoái và tình hình tại 17 quốc gia của khối này đã xấu đi nhanh chóng.
Các ngân hàng hàng đầu đang nắm giữ nhiều nợ của Hy Lạp đã nhóm họp tại trụ sở của Ngân hàng Pháp BNP Paribas ở Pari dưới sự bảo trợ của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), để bàn thảo cách chia sẻ phần đóng góp vào gói cứu trợ tài chính mới cho Hy Lạp