Gần ba tháng kể từ khi xuất hiện lợn chết rải rác, tính đến ngày 29/7, dịch tả lợn châu Phi vẫn đang lan rộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do vaccine phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đang tiêm ít.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang tích cực vận động các hộ chăn nuôi tiêm phòng dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn nuôi để hạn chế rủi ro do dịch này tái phát.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 7/8, nhiều tờ báo và trang thông tin của Hàn Quốc như mạng tin Newsis, Nnews đã thông tin về việc Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu vaccine phòng Dịch tả lợn châu Phi (ASF), cho rằng đây là sự kiện thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp dược phẩm và sinh học toàn cầu.
Sau khi được tiêm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi, nhiều con lợn của người dân tại xã Hòa Định Đông (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) có dấu hiệu phản ứng thuốc, dẫn đến bỏ ăn, nóng sốt rồi chết. Hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân sự việc.
Ngày 1/7, phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tin trên báo Agrarheute (Nông nghiệp ngày nay) của Đức cho biết trong cuộc chiến chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF), Việt Nam đã phát triển được vaccine thương mại an toàn và hiệu quả đầu tiên trên thế giới chống lại dịch bệnh này.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, liên quan việc Việt Nam công bố trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi và cấp phép lưu hành thương mại, nhật báo Le Figaro cho rằng thành tựu này của Việt Nam sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh có sức tàn phá lớn đối với vật nuôi.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, ngày 20/12, Đức đã bắt đầu thiết lập các hàng rào điện tại đường biên giới giáp với Ba Lan thuộc địa phận bang Brandenburg, miền Đông Bắc nước này.
Chiều 13/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, với sự tham gia của nhiều địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các địa phương trong cả nước đang thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát chặt hoạt động các cơ sở giết mổ để đề phòng dịch bệnh lây lan.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, các địa phương cần rà soát và xây dựng lại kịch bản phòng chống dịch tả lợn châu Phi, không tái đàn trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đồng thời đảm bảo công tác an toàn sinh học.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn ra phức tạp, các địa phương trong cả nước tập trung thực hiện nhiều giải pháp phòng chống và một trong những giải pháp đó là hỗ trợ các hộ chăn nuôi phòng dịch.
Hiện TP Hồ Chí Minh chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nhưng đang phải đối diện với nguy cơ lớn, đe dọa đến đàn lợn và nguồn cung thịt lợn khi dịch lợn châu Phi đã xuất hiện tại 3 tỉnh phía Nam.