Ngày 29/8, Indonesia và Australia đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng mới, cam kết hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với các mối đe dọa an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo thông cáo báo chí từ Chính phủ Thụy Điển, thỏa thuận hợp tác quốc phòng (DCA) giữa nước này với Mỹ đã có hiệu lực từ ngày 15/8.
Ngày 8/7, Philippines và Nhật Bản đã ký Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA), cho phép triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau.
Bản tin nóng thế giới sáng 20/6 có những nội dung sau đây: - Thực hư việc Argentina cung cấp vũ khí cho Ukraine; - Iran triển khai hơn 170.000 nhân viên để bảo đảm an ninh bầu cử tổng thống; - Quốc hội Thụy Điển thông qua thỏa thuận quốc phòng gây tranh cãi với Mỹ; - Thủ đô Delhi của Ấn Độ ghi nhận đêm nóng nhất trong 14 năm.
Quốc hội Thụy Điển ngày 18/6 đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận quốc phòng gây tranh cãi với Mỹ, trong đó cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự của Thụy Điển trên toàn quốc.
Ngày 10/11, tại Đối thoại cấp bộ trưởng 2 + 2, Ấn Độ và Mỹ đã công bố tiến bộ trong các thỏa thuận quốc phòng quan trọng và cho biết hai bên sẽ mở rộng quan hệ đối tác trước những thách thức địa chính trị.
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ châu Âu, Bộ Ngoại giao Phần Lan ngày 31/10 thông báo nước này và Mỹ đã kết thúc những cuộc đàm phán cuối cùng về Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng song phương (DCA). Helsinki sẽ công bố thoả thuận sau khi được Quốc hội Phần Lan thông qua, dự kiến trước cuối năm 2023.
Bản tin nóng thế giới sáng 1/11 có những nội dung sau đây: - Mỹ hướng tới mục tiêu đối thoại “mang tính xây dựng” với Trung Quốc; - Ukraine dự kiến khởi động đàm phán gia nhập EU trong năm nay; - Hamas chuẩn bị trả tự do cho một số con tin nước ngoài; - Phần Lan, Mỹ hoàn tất đàm phán thỏa thuận quốc phòng song phương.
Theo hãng tin Kyodo, ngày 28/4, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn dự luật về các thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Australia và Anh mang tên Thỏa thuận Tiếp cận đối ứng (RAA), theo đó các thỏa thuận này sớm có hiệu lực ngay khi các nước đối tác hoàn tất quy trình phê chuẩn.
Ngày 2/2, Mỹ và Philippines thông báo một thỏa thuận cho phép các lực lượng Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ tại quốc gia Đông Nam Á này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, chính quyền quân sự của Mali ngày 2/5 thông báo đã hủy bỏ các thỏa thuận quốc phòng với Pháp, đồng thời cáo buộc quân đội Pháp vi phạm chủ quyền quốc gia Mali.
Đan Mạch tuyên bố sẽ khởi động đàm phán thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ trong đó có thể bao gồm điều khoản cho phép quân đội và vũ khí Mỹ đồn trú trên lãnh thổ nước này.
Ngày 18/4, Bộ Quốc phòng Israel cho biết nước này và Hy Lạp đã ký thỏa thuận mua sắm quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay giữa hai bên.
Jordan ngày 21/3 đã công bố thỏa thuận quốc phòng với Mỹ, trong đó cho phép các lực lượng, máy bay và xe cộ của Mỹ tự do ra vào vương quốc này.
Ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya ngày 4/1 cho biết Madrid và London đang đàm phán về một thỏa thuận quốc phòng và an ninh hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU).
Ngày 27/11, Bộ Quốc phòng Australia công bố Tuyên bố chung gồm 8 điểm giữa các Bộ trưởng Quốc phòng từ Australia, Malaysia, New Zealand, Singapore và Anh về Thỏa thuận phòng thủ 5 cường quốc (FPDA) sau 49 năm được ký kết, hướng tới kỷ niệm 50 năm vào năm 2021 tới.
Ngày 6/4, Hungary và Mỹ đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng bên lề lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở thủ đô Washington.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 7/3, Ấn Độ đã chính thức ký thỏa thuận quốc phòng trị giá khoảng 21 nghìn crore (hơn 3 tỷ USD) thuê một tàu ngầm hạt nhân của Nga.
Ấn Độ và Nga ngày 5/10 dự kiến ký thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá lên tới hơn 7 tỷ USD trong hội nghị thượng đỉnh song phương giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Vladimira Putin.
Nga hy vọng sẽ hoàn thành hai thỏa thuận quốc phòng lớn với Ấn Độ vào cuối năm và lô hàng đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 có khả năng chuyển giao vào năm 2020.