Tags:

Trồng rau an toàn

  • Đắk Lắk quy hoạch 30% diện tích gieo trồng rau an toàn đến năm 2030

    Đắk Lắk quy hoạch 30% diện tích gieo trồng rau an toàn đến năm 2030

    Tỉnh Đắk Lắk có hơn 15.900 ha diện tích trồng rau, năng suất năm 2023 đạt 181,64 tạ/ha, với sản lượng hơn 289.000 tấn. Phấn đấu đến năm 2030, sản lượng rau phục vụ chế biến của tỉnh khoảng 200.000 - 250.000 tấn; diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau. Tỉnh duy trì ổn định diện tích rau khoảng 16.000 ha, sản lượng trên 350.000 tấn.

  • Thu nhập cao nhờ trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

    Thu nhập cao nhờ trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

    Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  • Quảng Bình phát triển mô hình trồng rau hữu cơ

    Quảng Bình phát triển mô hình trồng rau hữu cơ

    Cùng với việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với địa phương, thời gian qua, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng “vùng trồng rau an toàn” cho nông dân canh tác trên vùng cát bạc màu, tạo nên hiệu quả kinh tế ổn định cho địa phương và người dân.

  • Thu nhập cao từ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

    Thu nhập cao từ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

    Để đảm bảo cung ứng đủ nguồn thực phẩm an toàn và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch, điển hình như mô hình trồng rau an toàn, mô hình giết mổ và mô hình bếp ăn an toàn thực phẩm.

  • Trồng rau an toàn ở vùng cao Tủa Chùa

    Trồng rau an toàn ở vùng cao Tủa Chùa

    Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển. Với khí hậu ôn hòa, có 4 mùa trong một ngày, cùng với thổ nhưỡng phù hợp để trồng nhiều loại rau, đặc biệt là các giống rau chịu được lạnh.

  • Khởi nghiệp thành công từ trồng rau “tử tế”

    Khởi nghiệp thành công từ trồng rau “tử tế”

    Không khí Đà Lạt chớm xuân mưa lất phất chào đón chúng tôi bằng những bụi hoa rực rỡ khi đoàn phóng viên băng rừng núi đến với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào. Đơn vị không chỉ thành công trong việc áp dụng mô hình kiểu mới trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, mà sản phẩm của hợp tác xã còn xuất khẩu ra nhiều nước.

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khảo sát mô hình trồng rau an toàn tại Hưng Yên

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khảo sát mô hình trồng rau an toàn tại Hưng Yên

    "Cần vận động người dân hình thành thói quen sản xuất an toàn, không chạy theo lợi nhuận trước mắt, để không còn tình trạng thực phẩm bẩn". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh vấn đề này trong chuyến đi khảo sát cùng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cánh đồng rau ở huyện Yên Mỹ, Hưng Yên chiều 19/10.

  • Gia Lai quy hoạch 350 ha trồng rau an toàn

    Gia Lai quy hoạch 350 ha trồng rau an toàn

    Tỉnh Gia Lai đã quy hoạch diện tích trồng rau an toàn (RAT) và phấn đấu đến năm 2020 thực hiện 350 ha tại thành phố Pleiku và các huyện, thị xã An Khê, Đăk Pơ, Phú Thiện, Ayunpa, K'Bang... với sản lượng đạt 1.800 tấn rau các loại.

  • Trồng nông sản an toàn bằng công nghệ cao

    Trồng nông sản an toàn bằng công nghệ cao

    Thời gian gần đây, xu hướng trồng rau an toàn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc đầu tư, chăm sóc rau sạch lại mất rất nhiều chi phí và công sức, nhất là phải đối phó với sâu bệnh. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ cao vào trồng rau sạch đang được nhiều nơi nghiên cứu, triển khai.

  • Đưa rau an toàn đến người tiêu dùng

    Đưa rau an toàn đến người tiêu dùng

    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh, toàn thành phố có 14.700 ha sản xuất rau, trong đó hơn 14.400 ha trồng rau an toàn với sản lượng đạt gần 336.000 tấn/năm. Bình quân lượng rau an toàn cung cấp cho nhu cầu của thành phố vào khoảng 920 tấn rau/ngày.

  • Hiệu quả từ mô hình trồng rau an toàn

    Hiệu quả từ mô hình trồng rau an toàn

    Nằm cách cầu Chương Dương hơn 20 km, xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) từ một xã trồng cây lương thực và rau màu một cách tự phát đã áp dụng tiến bộ khoa học để triển khai mô hình trồng rau an toàn.

  • Kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ rau an toàn

    Kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ rau an toàn

    Đáp ứng nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân, những năm gần đây, diện tích trồng rau an toàn trên cả nước liên tục tăng lên. Tuy nhiên, việc sản xuất rau an toàn lại đang gặp nhiều trở ngại có tính hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.

  • Trồng rau an toàn trên đất mặn ở Gò Công Đông

    Trồng rau an toàn trên đất mặn ở Gò Công Đông

    Xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, là một xã ven biển của tỉnh Tiền Giang, từng có thời gian dài đất nhiễm mặn, khô hạn kéo dài đến 5 - 6 tháng/năm, khiến sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.

  • Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trên Cao nguyên đá Đồng Văn đạt hiệu quả cao

    Mô hình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP, được triển khai tại xã Pả Vi và thị trấn Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc), là giải pháp tối ưu đối với Cao nguyên đá Đồng Văn - nơi luôn khan hiếm nước.