Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2016, tại Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo/TTXVN |
Triển khai chương trình phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh An Giang xác định xây dựng hạ tầng du lịch để tạo động
lực cho ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo. Mục đích là phát triển
du lịch theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh”, gắn với bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân
tộc…
Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
du lịch của tỉnh An Giang đó là: An Giang thuê tư vấn nước ngoài xây
dựng quy hoạch, chiến lược phát triển đối với các địa bàn du lịch trọng
điểm của tỉnh; ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù đối với doanh
nghiệp, tổ chức đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch; đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện đa dạng hóa nguồn
vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch từ nhiều nguồn lực xã hội như: Vốn
Trung ương, vốn địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước
ngoài, vốn kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Tỉnh An
Giang thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh; đồng thời có
các giải về xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu và slogan cho du
lịch An Giang; về xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chuyên nghiệp,
chất lượng cao...
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
tỉnh An Giang, lượng khách đến An Giang tăng theo từng năm. Cụ thể, năm
2015, An Giang đón trên 6,3 triệu lượt khách. Dự kiến năm 2016 đón
khoảng 6,9 triệu lượt khách. Tuy nhiên, số khách du lịch lưu trú ở An
Giang chỉ chiếm khoảng 10%, phần còn lại chủ yếu là khách hành hương.