Tây Nguyên quy hoạch lại các cơ sở chế biến gỗ

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng) cơ bản không còn các cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng góp phần ngăn chặn, giảm tình trạng phá rừng trái phép trên địa bàn.

Các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành tổ chức rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cơ sở chế biến gỗ không tuân thủ các quy định của pháp luật (nằm ngoài quy hoạch, không có nguồn nguyên liệu hợp pháp ổn định, nằm trong rừng…). Sau khi kiểm tra, tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành thu hồi, đình chỉ hoat động 44 cơ sở chế biến biến gỗ ở gần rừng, trong rừng, hoặc không tuân thủ các quy định của pháp luật.

Cụ thể, tỉnh Gia Lai thu hồi, đình chỉ hoạt động 139 cơ sở chế biến gỗ có các hoạt động sai phạm, chủ yếu là không tuân thủ các quy định của pháp luật… Các tỉnh Tây Nguyên cũng đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào, đầu ra của các cơ sở chế biến gỗ.

Các tỉnh Tây Nguyên đã tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đưa các cơ sở chế biến gỗ vào các khu, cụm công nghiệp, thực hiện việc cấp phép có điều kiện; đồng thời xây dựng kế hoạch chuyển hướng sản xuất từ chế biến thô sang chế biến tinh, sâu, sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng trồng là chính, đưa công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành lâm nghiệp, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn 2.062 cơ sở chế biến gỗ, đồ mộc, bao gồm 5 cơ sở chế biến gỗ, 1.377 cơ sở sản xuất đồ mộc; trong đó, tỉnh Đắk Lắk là địa phương có số cơ sở chế biến gỗ nhiều nhất với 522 cơ sở, kế đến là tỉnh Gia Lai có 481 cơ sở…


Hầu hết các cơ sở chế biến gỗ ở Tây Nguyên đều có công nghệ chế biến lạc hậu, chủ yếu chế biến thô, cơ sở chế biến tinh còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân và thị trường, số lượng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu chế biến tại chỗ…

Quang Huy (TTXVN)
Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến gỗ 'lao đao'
Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến gỗ 'lao đao'

Theo các doanh nghiệp chế biến gỗ, có một nghịch lý rất lớn đang tồn tại trong ngành này hiện nay, đó là giá nguyên liệu nhập khẩu luôn ổn định trong nhiều năm nay, nhưng giá nguyên liệu gỗ nội địa lại tăng bất thường, nhất là nguyên liệu gỗ cao su.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN