Vì vậy, trước tình hình sức ép tìm việc làm của khoảng 25 triệu người lao động, Indonesia khuyến khích tạo việc làm mà lĩnh vực đầu tư là một cánh cửa chính để tạo việc làm.
Cũng theo ông Bahlil Lahadalia, trong thời gian tới do tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nên BKPM sẽ không "khắt khe" trong chọn lọc đối với các lĩnh vực đầu tư, mà chỉ cần đáp ứng điều kiện yêu cầu của chính phủ và có thể tạo việc làm cho người dân Indonesia. Chính phủ Indonesia sẽ tập trung vào năm lĩnh vực để khuyến khích nhà đầu tư bao gồm lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế do phần lớn vẫn đang phải nhập khẩu, sau đó là năng lượng, khai thác, sản xuất và công nghệ.
Trong sáu tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư đổ vào Indonesia lên tới 402.600 tỷ rupiah ( 27,69 tỷ USD), tương đương 49,3% mức mục tiêu đề ra. Đầu tư trong nước đạt 207.000 tỷ rupiah, bằng 51,4% mục tiêu đề ra, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2019 và đầu tư nước ngoài đạt 195.600 tỷ rupiah, bằng 48,6% mục tiêu đề ra, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2019. Mục tiêu của BKPM đến cuối năm 2020, tổng vốn đầu tư vào Indonesia đạt 817.200 tỷ rupiah.