Đây là dự án do Sở công nghệ sinh học (DBT) phụ trách nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo Tiến sĩ Renu Swarup thuộc DBT, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Hỗ trợ nghiên cứu ngành công nghệ sinh học của Ấn Độ, dự án trên của Ấn Độ nhằm phát triển các vaccine giá cả hợp lý và dễ tiếp cận không chỉ đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ mà còn cho toàn thế giới.
Chương trình phát triển vaccine ngừa COVID-19 của Ấn Độ chú trọng tất cả các công đoạn, từ phát triển tiền lâm sàng, phát triển lâm sàng, đến sản xuất và triển khai sử dụng. Chương trình này cũng sẽ hợp nhất tất cả các cả các nguồn lực hướng tới phát triển vaccine nhanh chóng. Tuyên bố của Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ nêu rõ điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển khoảng từ 5 - 6 loại vaccine tiềm năng và thúc đẩy các cơ quan chức năng xem xét cấp phép đưa các vaccine này vào sử dụng trong các hệ thống y tế công cộng, từ đó ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.
DBT đang hỗ trợ phát triển 10 loại vaccine tiềm năng, trong đó có 5 loại vaccine đang được thử nghiệm trên người, trong đó có vaccine Spunik-V của Nga.