Trong cuộc họp báo ngày 5/12 bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ Shri Anand Sharma đã một lần nữa khẳng định lập trường không nhân nhượng của Ấn Độ về vấn đề an ninh lương thực trong Gói Bali, liên quan đến Chương trình An ninh Lương thực mới được chính phủ Ấn Độ đưa ra nhằm đảm bảo lương thực cho hơn 700 triệu người dân nghèo, thu nhập thấp của nước này.
Thỏa thuận nông nghiệp là vấn đề gay cấn và khó đạt được thống nhất nhất trong 3 thoả thuận của Gói Bali, bao gồm nông nghiệp, tạo thuận lợi thương mại và các nước chậm phát triển tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần này. Các cuộc đàm phán nông nghiệp tại Hội nghị Bộ trưởng WTO Bali tập trung vào 4 đề xuất-nội dung còn bất đồng kể từ vòng đàm phán Doha về nông nghiệp năm 2008, bao gồm trợ cấp xuất khẩu và cạnh tranh xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan, an ninh lương thực, các dịch vụ chung của lợi ích đặc biệt cho các nước đang phát triển không bị coi là hỗ trợ nội địa, nghĩa là không bị coi là bóp méo thương mại.
Bộ trưởng Shri Anand Sharma. Ảnh: Reuters |
Mỹ, Liên Minh Châu Âu (EU) và các nước phát triển phản đối Chương trình An ninh Lương thực mới của Ấn Độ, khi cho rằng nó đã bóp méo thương mại bởi trong khuôn khổ chương trình này Ấn Độ mua lương thực ổn định từ nông dân với giá hành chính hoá cao hơn giá thị trường để hỗ trợ cho người nghèo thông qua việc bán lại cho họ với giá dưới giá thị trường và hỗ trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội như bữa ăn trưa cho học sinh. Những nước nói trên cho rằng giá lương thực biến động ở mức cao và thương mại nông sản toàn cầu đã bị bóp mép thêm vì chính sách này của Ấn Độ.
Tuy nhiên, phát biểu trong phiên họp toàn thể của Hội nghị ngày 4/5, Bộ trưởng Sharma nói rằng thương mại nông nghiệp lành mạnh,công bằng và bình đẳng phải song hành với việc đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo cho 4,3 tỷ người hiện nay trên thế giới đang sống với thu nhập chưa đến 1,25 USD/ngày, trong đó hầu hết là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển nhất. Vì vậy mà sự mất cân bằng lịch sử trong thoả thuận về nông nghiệp của WTO có từ năm 1994, nghiêng phần có lợi về phía các nước phát triển cần phải được điều chỉnh trong chế độ thương mại đa phương mới.
Bộ trưởng Sahrma nhấn mạnh “mọi thoả thuận thương mại đều phải hài hoà với cam kết chung loại bỏ đói nghèo và đảm bảo quyền lương thực đã được nhất trí trong các Mục tiêu thiên niên kỷ (MGD) của Liên Hợp quốc”, và đảm bảo an ninh lương cho hàng trăm triệu người đói nghèo là một điều “các nước đang phát triển không thể nhân nhượng trong Chương trình an ninh lương thực” đồng thời cũng là “nghĩa vụ hợp pháp và cam kết đạo đức của tất cả các nước đang phát triển”.
Thông báo về quan điểm về an ninh lương thực của Chính phủ Ấn Độ tại cuộc họp báo sáng 5/6, Bộ trưởng Sharma nêu rõ rằng các thách chung toàn cầu hiện nay khác nhau về quy mô và mức độ giữa các nước, các nhóm nước và các lục địa, trong đó an ninh lương thực là một thách thức mang tính sống còn đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển cũng như của hàng tỷ người nghèo trên thế giới. Vì vậy Ấn Độ bảo lưu quyền đảm bảo an ninh lương thực cho trên 2/3 số người nghèo trong tổng dân số trên 1 tỷ người của mình.
Bộ trưởng Sharma giải thích rằng Chương trình An ninh Lương thực mới của Ấn Độ sử dụng nguồn tài chính công chỉ mua trữ lương thực khoảng 30% sản lượng nông nghiệp và chỉ dành bán cho người nghèo và không được giao dịch thương mại trên thị trường nên không thể bóp méo thương mại. Chương trình này trị giá khoảng 20 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung hồi năm ngoái của Mỹ trị giá tới 78 tỷ USD, song hiệu quả cao gấp nhiều lần khi có số người được hưởng lợi đông gấp bội. Đây cũng chính là điều Ấn Độ mong muốn cho 2/3 trong tổng dân số thế giới hiện nay đang phải đối mặt hàng ngày với đói nghèo, vì thế mà “"lương thực không phải là vấn đề để mang ra mặc cả" để các nước phát triển duy trì lợi ích của mình trong một cơ chế thương mại lâu nay vốn được họ áp đặt.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Sharma, Ấn Độ với quan điểm cởi mở, công khai, có trách nhiệm và ủng hộ cơ chế thương mại đa phương đã, đang và sẽ tích cực tham gia cùng