Ông Gilad Bino, thuộc Trung tâm khoa học về sáng kiến bảo tồn thú mỏ vịt của UNSW, cho hay phát hiện này dựa trên kết quả xét nghiệm ADN môi trường (eADN) của các mẫu nước trong công viên.
Các nhà khoa học của UNSW ước tính rằng môi trường sống của thú mỏ vịt trên khắp miền Đông Australia đã bị thu hẹp tới 22% trong 30 năm qua do các yếu tố như khai phá đất, dòng chảy của sông và hạn hán khắc nghiệt. Theo Liên minh bảo tồn tự nhiên quốc tế, loài động vật nhút nhát này được xếp vào danh sách các loài sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Kế hoạch của nhóm nghiên cứu là tiền hành khôi phục quần thể thú mỏ vịt tại Công viên quốc gia Hoàng gia vào tháng 8 này, với hi vọng có thể khôi phục quần thể gồm 10 cá thể thú mỏ vịt tại khu vực trên và dần tăng số ca thể sinh sống tại đó. Theo các nhà khoa học, chất lượng nước tại Công viên quốc gia Hoàng gia đạt tiêu chuẩn và ở đó có nhiều thức ăn ưa thích của thú mỏ vịt như ấu trùng, tôm nước ngọt và tôm càng. Theo ông Bino, trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sự đa dạng của các loài động vật, bao gồm một số loài nhạy cảm như tôm càng gai vốn chỉ phát triển mạnh trong môi trường nước trong và có dòng chảy.
Bước tiếp theo trong nghiên cứu là xác định các quần thể thú mỏ vịt khỏe mạnh ở các vùng khác của New South Wales, sau đó nhóm nghiên cứu sẽ đưa 10 thú mỏ vịt đến ngôi nhà mới của chúng trong công viên. Với sự hỗ trợ của nhân viên Vườn thú Taronga, 10 thú mỏ vịt sẽ được gắn chip để các nhà khoa học có thể theo dõi hoạt động của chúng tại Công viên quốc gia Hoàng gia trong tối đa là 2 năm.