Australia thanh tra ngành tài chính sau nhiều bê bối

Ngày 12/2, Australia bắt đầu tiến hành thanh tra toàn diện ngành tài chính nhằm khôi phục niềm tin trong lĩnh vực đầy lợi nhuận này sau khi xảy ra loạt vụ bê bối của các ngân hàng lớn khiến ngành tài chính rơi vào khủng hoảng.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: AFP/TTXVN

Động thái trên được mong đợi trong thời gian qua sau khi Thủ tướng Malcolm Turnbull, trước sức ép của đảng Lao động đối lập và sự quan ngại về lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút, đã quyết định tiến hành thanh tra đối với các ngân hàng lớn nhỏ, các công ty bảo hiểm cũng như các nhà quản lỹ quỹ hưu trí nước này hồi cuối năm ngoái. Trước đó, ông Turnbull liên tục bác bỏ yêu cầu trên với lý do việc này gây lãng phí.

Theo đó, cuộc điều tra này được tiến hành trong 12 tháng và do Ủy ban điều tra về Hành vi sai trái trong ngân hàng, quỹ hưu trí và ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Hoàng gia thực hiện. Ủy ban này do cựu thẩm phán Tòa án tối cao Australia Kenneth Hayne đứng đầu, có thẩm quyền triệu tập nhân chứng, cho phép lực lượng an ninh truy lùng các nhân vật bị truy nã và truy nã các nhân chứng không ra điều trần. Bên cạnh đó, cơ quan này còn tư vấn cho chính phủ về các chính sách kiểm soát ngành tài chính, song không có thẩm quyền đưa ra mức bồi thường cho những đối tượng bị ảnh hưởng.

Bốn ngân hàng lớn của Australia đang bị giới chức nước này theo dõi sát sao trong thời gian qua trong bối cảnh nhiều ngân hàng bị cáo buộc thoái thác tài chính, gian lận trong tư vấn bảo hiểm nhân thọ và gian lận thế chấp, gây mất lòng tin của các nhà đầu tư. Gần đây nhất, hàng Commonwealth Australia (CBA) -ngân hàng lớn nhất Australia- đã chính thức thừa nhận vi phạm luật chống rửa tiền hơn 50.000 lần. Theo điều tra của Cơ quan Tình báo tài chính Australia (AUSTRAC), CBA đã có khoảng 53.700 lần vi phạm các luật về chống rửa tiền và ngăn chặn tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Những cáo buộc đối với CBA được AUSTRAC đưa ra sau một cuộc điều tra về việc ngân hàng này cho phép các máy rút tiền tự động ATM chấp nhận các giao dịch lên đến 20.000 dollar Australia (AUD, tương đương 15.300 USD).


Theo AUSTRAC, kể từ giữa năm 2015, CBA có thể đã “vô tình tiếp tay” cho các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Ngoài ra, cơ quan này còn khẳng định ngân hàng đã không cung cấp các báo cáo thời gian cho hơn 53.500 giao dịch tự động đối với những khoản tiền trên 10.000 AUD với tổng số tiền những lần giao dịch này lên tới 625 triệu AUD.

TTXVN/Báo Tin tức
Rò rỉ chất độc hại tại sân bay Melbourne, Australia
Rò rỉ chất độc hại tại sân bay Melbourne, Australia

Rạng sáng 7/2, một vụ rò rỉ một lượng lớn hóa chất độc hại đã xảy ra tại sân bay Melbourne ở bang Victoria. Hàng chục lính cứu hỏa đã được huy động để xử lý vụ việc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN