Hãng tin Reuters (Anh) và đài Sputnik (Nga) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Anh cho biết các bộ trưởng tài chính cửa nhóm G7 đã đạt được sự đồng thuận về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga.
Tin cho biết thêm nhóm G7 cũng ra tuyên bố chung, trong đó khẳng định sẽ áp lệnh cấm bảo hiểm và vận tải biển đối với những hãng vận tải chở dầu Nga không tuân thủ mức giá trần.
G7 đồng thời kêu gọi các nước sản xuất dầu mỏ tăng sản lượng để giảm bớt nguy cơ thị trường năng lượng bị tổn thương.
Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính G7 nêu rõ các bên cam kết khẩn trương hợp tác nhằm hoàn tất và tiến hành biện pháp này. Các nước G7 đang hướng tới việc thiết lập một liên minh rộng lớn nhằm tối ưu hóa hiệu quả của biện pháp, đồng thời hối thúc tất cả các nước định nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết áp dụng mức giá này hoặc thấp hơn.
Mức giá trần ban đầu sẽ dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và sẽ thường xuyên được điều chỉnh khi cần thiết.
Tuy nhiên, tuyên bố không tiết lộ mức giá cụ thể là bao nhiêu. Theo tuyên bố, G7 đặt mục tiêu triển khai biện pháp này theo cùng lộ trình với các biện pháp liên quan trong gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã hoan nghênh kế hoạch trên của G7, đồng thời kêu gọi nhanh chóng triển khai biện pháp này nhằm giúp hạ nhiệt giá năng lượng và lạm phát. Cùng chung quan điểm này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng việc áp giá trần sẽ giúp giảm áp lực đối với giá năng lượng toàn cầu.
Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ ngừng bán dầu cho những nước áp giá trần đối với tài nguyên năng lượng của Nga, biện pháp mà Moskva cho là sẽ gây bất ổn lớn đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Phát biểu với báo giới, ông Peskov nhấn mạnh: "Các công ty áp giá trần sẽ không nằm trong số những khách hàng nhận dầu của Nga". Moskva khẳng định sẽ không hợp tác với họ trên nguyên tắc phi thi thị trường như vậy.
Ông Peskov cũng cho rằng người dân châu Âu sẽ là những người trực tiếp hứng chịu hậu quả từ quyết định trừng phạt của phương Tây, và Moskva đang nghiên cứu để đánh giá việc áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga sẽ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế quốc gia này.
Trước tình hình các nước G7 nhất trí lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, Điện Kremlin ngày 2/9 tuyên bố nước này sẽ ngừng bán dầu cho các quốc gia tham gia áp đặt giới hạn giá. Moskva cho rằng động thái trên sẽ dẫn đến sự bất ổn cho thị trường dầu mỏ toàn cầu.
“Những công ty áp đặt giới hạn giá sẽ không nằm trong số khách hàng mua dầu của Nga. Chúng ta đơn giản là không hợp tác với họ theo các nguyên tắc phi thị trường”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, trước khi xung đột tại Ukraine bùng phát, châu Âu là điểm đến của gần một nửa lượng dầu thô và các sản phẩm xăng dầu xuất khẩu của Nga. Trong năm 2021, các nước EU mỗi ngày nhập khẩu 2,2 triệu thùng dầu thô, 1,2 triệu thùng sản phẩm hóa dầu và 0,5 triệu thùng dầu diesel, trong đó Đức, Ba Lan và Hà Lan là những khách hàng lớn nhất.