Cảnh báo tác động của con người đối với Nam cực ngày càng lớn 

Các nhà khoa học ngày 15/7 đã đưa ra cảnh báo rằng tác động của con người đối với vùng đất rộng lớn ở Nam cực ngày càng gia tăng cả về phạm vi và cường độ, ngoài hoạt động của các trạm nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái dọc vùng cực Nam của Trái Đất.

Chú thích ảnh
Đốm tảo xanh xuất hiện dày đặc tại vùng tuyết trắng Nam Cực. Ảnh: AFP

Theo hầu hết mọi định nghĩa, châu Nam cực đến nay vẫn là lục địa nguyên sơ và ít ô nhiễm nhất trên hành tinh vì không có thành thị, hoạt động nông nghiệp hay công nghiệp.

Ông Steven Chown, Giáo sư tại Đại học Monash ở Melbourne (Australia), đồng thời là tác giả một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, cho biết kể từ khi lần đầu tiên đặt chân đến các bờ biển đóng băng ở Nam cực cách đây 200 năm, các nhà thám hiểm và nhà khoa học đã vượt qua dải băng dày hàng km che khuất địa hình thực sự của nó, và có mặt ở khắp mọi nơi. Những chuyến thám hiểm này thường rất ngắn và đến những nơi được bao phủ trong băng tuyết và tác động gây cho những khu vực này thường là rất nhỏ, không đáng kể. Ngay cả những khu vực chứng kiến hoạt động xây dựng các trạm nghiên cứu và lượng du khách ngày càng tăng, tổn hại cũng chỉ hạn chế ở mức dưới 0,5% lãnh thổ của lục địa. 

Theo Nghị định thư 1991 về bảo vệ môi trường gắn liền với Hiệp ước Nam cực, các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đều bị cấm. Tuy nhiên, theo ông Chown, người sử dụng các kỹ thuật về Dữ liệu lớn để phân tích 2,7 triệu hồ sơ ghi chép lại hoạt động của con người tại Nam cực trong hơn 2 thập kỷ, điều này không có nghĩa là không có hoạt động gây tổn hại nào, thậm chí còn gây tác động lớn. 

Ông Chown, người cũng là Chủ tịch Ủy ban khoa học về Nghiên cứu Nam cực, lấy dẫn chứng là trong số những khu vực bảo tồn chim quan trọng ở Nam cực, chỉ có 16% loài an toàn trong các khu vực mà ông Chown và các đồng nghiệp xác định là những khu vực chịu tác động không đáng kể. 

Theo ông Chown, đa dạng sinh học là nền tảng cho toàn bộ sự sống, đặc biệt đa dạng sinh học ở Nam cực giúp con người hiểu được cuộc sống sẽ như thế nào ở những nơi khác trong vũ trụ. Theo nghiên cứu trước đây, các khu vực bảo vệ đặc biệt chiếm ít hơn 2% diện tích Nam cực nhưng bao gồm 44% các loài đã được xác định như chim biển, các loài thực vật, động vật không xương sống. Hiện có hơn 2.000 loài sinh vật tại Nam cực đã được xác định nhưng danh sách này có thể dài hơn nữa.

Trần Quyên (TTXVN)
Biến đổi khí hậu khiến tuyết Nam Cực hóa xanh
Biến đổi khí hậu khiến tuyết Nam Cực hóa xanh

Sự phát triển sinh sôi của tảo đã khiến cho bề mặt tuyết trắng xóa mọi khi tại Nam Cực giờ xuất hiện những khu vực đốm xanh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN