Châu Âu tăng lượng mua dầu thô của Nga

Các nhà máy lọc dầu của châu Âu đang tăng cường mua dầu thô của Nga.

Chú thích ảnh
Bất chấp các lệnh trừng phạt, dầu của Nga vẫn chảy mạnh vào châu Âu. Ảnh: RT

Trang tin Oilprice.com ngày 20/6 dẫn dữ liệu theo dõi các tàu chở dầu cho thấy các nhà máy lọc dầu của châu Âu đã tiếp nhận một lượng dầu thô ngày càng tăng từ Nga trong tuần trước.

Các nhà máy lọc dầu của châu Âu đã nhận 1,84 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga vào tuần trước. Đây là lần tăng thứ ba về lượng dầu thô của Nga cho các nhà máy lọc dầu trong nhiều tuần.

Dòng dầu từ Nga sang châu Âu, bao gồm cả đến Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đạt mức cao nhất trong gần hai tháng.

Mức tăng chủ yếu đến từ Litasco SA của Nga - chi nhánh thương mại của tập đoàn Lukoil - và Thổ Nhĩ Kỳ. Lukoil có ba nhà máy lọc dầu ở châu Âu - tại Italy, Romania và Bulgaria - và họ tiếp tục tăng cường mua dầu thô của Nga.

EU đã đồng ý cấm vận 90% tất cả lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay, nhưng có lẽ khía cạnh gây tổn hại nhất trong nỗ lực của Liên minh nhằm vào Nga thông qua doanh thu từ dầu của Moskva - là lệnh cấm bảo hiểm. 

Theo lệnh cấm, các nhà khai thác EU sẽ không được phép bảo hiểm hoặc tài trợ cho việc vận chuyển đường biển dầu thô của Nga đến các nước khác. Các nhà phân tích cho rằng điều này sẽ làm tê liệt khả năng xuất khẩu dầu thô của Nga ở mọi nơi trên thế giới.

Moskva cho biết họ sẽ đảm bảo thỏa thuận thương mại của Nga với các nước khác, cách ly khỏi bất kỳ lệnh cấm nào mà EU có thể đưa ra. Mặc dù vậy, hầu hết các cảng trên thế giới không cho phép tàu chở dầu cập cảng trừ khi chúng có bảo hiểm trọn gói.

Nga đang tiếp tục vận chuyển một lượng lớn dầu thô của mình sang Trung Quốc và Ấn Độ, với tổng doanh thu của Nga từ thuế xuất khẩu tăng 6% trong tuần trước. 

Công Thuận/Báo Tin tức
Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt

Các doanh nghiệp châu Âu nhập khẩu khí đốt của Nga đang tìm kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế và thậm chí còn cân nhắc quay trở lại sử dụng than đá để bù đắp nguồn khí đốt thâm hụt từ Nga, trong bối cảnh lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông nếu các kho không được trữ đầy. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN