Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết nghị sĩ Hwang Ju-hong thuộc đảng đối lập Vì Dân chủ và Hòa bình cùng 9 nghị sĩ khác đã đề xuất dự luật này.
Cách tính tuổi âm được áp dụng phổ biến tại Hàn Quốc, khác biệt so với cách tính quốc tế là cộng thêm một tuổi vào thời điểm sinh nhật. Ví dụ, một người đàn ông sinh ngày 1/1/1980 qua ngày 1/1/2019 theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ là 39 tuổi nhưng tại Hàn Quốc, người đàn ông này được coi đã 40 tuổi.
Cách tính tuổi âm bắt nguồn từ quan niệm của người Đông Á cộng thêm khoảng thời gian nằm trong bụng mẹ vào độ tuổi của cá nhân.
Việc áp dụng cả tuổi âm và tuổi quốc tế ở Hàn Quốc đã gây ra những bối rối. Ví dụ, một người phụ nữ sinh ngày 29/3/1995, theo cách tính quốc tế thì đến ngày 29/1/2019 cô 23 tuổi 10 tháng. Nhưng trên luật Hàn Quốc, cô đã 24 tuổi, còn dựa theo cách tính tuổi âm thì cô 25 tuổi.
Đây không phải là lần đầu tiên tranh cãi về cách tính tuổi xảy ra tại Hàn Quốc bởi đề tài này đã được đề cập nhiều lần trên báo chí trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chưa bao giờ chính phủ Hàn Quốc đưa vấn đề này vào pháp luật.
Đài truyền hình SBS trong tháng 1/2018 từng thực hiện thăm dò ý kiến với 500 người tham gia. Kết quả có 92,4% ủng hộ ý tưởng tiêu chuẩn hóa cách tính tuổi. 62% đứng về phía áp dụng cách tính tuổi quốc tế, trong khi ,2% ủng hộ sử dụng tuổi âm.
Tuy nhiên, thế hệ người cao tuổi tại Hàn Quốc vẫn ủng hộ cách tính tuổi âm bởi cho rằng điều này nằm trong văn hóa truyền thống.