Chuyên gia quốc tế: Quy định của Trung Quốc về kiểm soát tàu bè trên biển là ‘vô nghĩa’

Theo giới quan sát quốc tế, quy định mới của Bắc Kinh yêu cầu tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của nước này cần phải khai báo thông tin, về tàu và hàng hóa trên tàu, sẽ rất khó được triển khai trên thực tế.

Chú thích ảnh
Tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Theo đó, những bên có tranh chấp chủ quyền và các quốc gia thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc chắc chắn sẽ phớt lờ qui định này. Kế hoạch của Trung Quốc sẽ không đi đến đâu, kết cục cũng tương tự như việc Bắc Kinh từng tuyên bố Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông trước đây.

Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) cho biết, kể từ ngày 1/9, tàu nước ngoài khi đi vào khu vực Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải sẽ phải khai báo thông tin về tàu và hàng. Cơ quan này không nói rõ quy định được thực thi theo cách nào, nhưng khẳng định “sẽ có biện pháp” nếu tàu nước ngoài không tuân thủ.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, 5 loại tàu thuộc diện phải khai báo gồm: tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở chất độc hại như dầu hỏa, hóa chất hoặc khí hóa lỏng và cuối cùng là các tàu khác có thể gây nguy hiểm cho "an toàn lưu thông hàng hải Trung Quốc".

Quy định nêu rõ các tàu phải khai báo danh tính, số nhận dạng tàu biển IMO, vị trí tàu, địa điểm và ngày giờ khởi hành, địa điểm sắp đến tiếp theo và ngày giờ dự kiến đến, số điện thoại vệ tinh, tên hàng hóa nguy hiểm và số lượng cụ thể.

Theo Collin Koh, chuyên gia cao cấp tại Trường Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nhiều nước, trong đó có Mỹ, sẽ không chấp nhận quy định trên. Điều này có thể sẽ dẫn đến kết cục tương tự với việc Bắc Kinh triển khai ADIZ trên Biển Hoa Đông năm 2013, vốn là nguyên nhân khiến nhiều nước lên tiếng phản đối, nổi bật là Mỹ và Nhật Bản.

Theo đúng như tuyên bố về ADIZ, máy bay của nước ngoài ngay cả khi đang ở trên không phận quốc tế, cũng phải gửi thông báo tới cơ quan chức năng Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh gần như không triển khai thực hiện quy định này trong những năm gần đây.

“Tôi không hiểu là quy định mới này sẽ được thực thi ra sao, nó làm tôi nhớ lại điều đã từng xảy ra sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ”, ông Koh nói. Theo chuyên gia này, trong điều kiện lý tưởng nhất, sẽ có một số nước làm theo. Nhưng với những nước lớn nhất và bên có liên quan lợi ích trực tiếp, số này sẽ không tuân thủ. Mỹ sẽ phản đối mạnh và sau đó hy vọng các nước khác sẽ làm theo.

Ông Shi Yinhong, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, cũng cho rằng việc thực thi sẽ đầy thách thức. Cụ thể, những bên có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cùng nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh sẽ không tuân thủ quy định Bắc Kinh mới ban hành. Đây cũng chính là những nước phản đối mạnh nhất yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (SCMP)
Phó Tổng thống Mỹ cam kết đứng về phía đối tác và đồng minh trước các mối de dọa ở Biển Đông
Phó Tổng thống Mỹ cam kết đứng về phía đối tác và đồng minh trước các mối de dọa ở Biển Đông

Ngày 24/8, phát biểu khi đang có chuyến thăm Singapore, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã cáo buộc Trung Quốc tiếp tục cách hành xử “chèn ép” và “hăm dọa” ở Biển Đông, đồng thời cam kết Washington sẽ theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN