COVID-19 tại ASEAN ngày 27/1: Indonesia và Philippines dẫn đầu châu Á về số ca tử vong

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 19.151 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 43.270 người.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tangerang, Indonesia, ngày 26/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Malaysia.

Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.

Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 11.948 ca COVID-19 và 7 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.024.298 ca và 28.855 ca.

Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 95 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 27/1.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 3.0 ca bệnh mới, 7 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.  

Myanmar trong 24 giờ qua số ca mắc COVID-19 tiếp tục đà giảm, đồng thời ghi nhận thêm 7 ca tử vong. Như vậy, hết ngày 27/1, Myanmar có tổng cộng 1.802  người nhiễm virus SARS-Cov-2, trong đó có 3.089 người không qua khỏi.

Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 27/1 cũng phát sinh 1 ca tử vong vì đại dịch. Số ca mắc mới của Thái Lan tăng vọt.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 43.275 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 497 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 1.952.777 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.653.320 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới.

Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 27/1:

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Indonesia 1,024,298 +11,948 28,855 +7 831,330
Philippines 518,407 +2,245 10,481 +95 475,542
Malaysia 194,114 +3,0 707 +7 151,018
Myanmar 1,802 +434 3,089 +7 123,170
Singapore 59,391 +25 29   59,104
Thái Lan 15,465 +819 76 +1 11,054
Việt Nam 1,551   35   1,430
Campuchia 460       412
Brunei 176   3   169
Timor-Leste 67       50
Lào 44       41
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 9/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ Y tế Malaysia ngày 27/1 thông báo nước này đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với một loại vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Viện Y sinh thuộc Viện Khoa học y tế Trung Quốc (IMBCAMS) sản xuất.

Trong thông báo, Bộ Y tế Malaysia cho biết đây là sự hợp tác giữa Chính phủ Malaysia và Trung Quốc nhằm tạo lập dữ liệu khoa học trong quá trình phát triển vaccine để đánh giá tính an toàn và hiệu quả trong việc chống lại sự lây lan của dịch COVID-19. Tham gia vào giai đoạn thử nghiệm vaccine lần này có 9 bệnh viện cấp trung ương trên khắp Malaysia và 3.000 tình nguyện viên. Thời gian thử nghiệm kéo dài 13 tháng.

Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho hay Malaysia rất vui mừng được hợp tác với Trung Quốc, thông qua IMBCAMS để góp phần vào việc tìm kiếm những bằng chứng khoa học trong việc phát triển vaccine. Ông nói: “Với sự kiểm soát nghiêm ngặt, các nhà nghiên cứu có chuyên môn và các viện nghiên cứu có uy tín, chúng tôi tự tin đưa ra các bằng chứng khoa học đã được kiểm chứng để hỗ trợ trong việc nghiên cứu vaccine. Sự hợp tác này sẽ tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và Malaysia. Tôi tin tưởng hai nước sẽ có nhiều cơ hội hợp tác hơn trong tương lai gần, mang lại nhiều kết quả tích cực hơn không chỉ cho cả hai nước chúng ta mà còn cho thế giới".

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surakarta, Indonesia, ngày 21/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 27/1, Indonesia thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 7 ca tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây là số ca tử vong do COVID-19 trong một ngày cao nhất từ trước tới nay tại quốc gia Đông Nam Á này.

Như vậy, tính đến nay, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 28.855 trường hợp tử vong do mắc COVID-19 trong tổng số 1.024.298 người mắc bệnh. Như vậy, Indonesia trong ngày 27/1 đã đứng đầu châu Á cả về số ca mắc mới lẫn số ca tử vong vì COVID-19.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 20/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 27/1, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết nước này đang đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho 19 triệu dân trong giai đoạn đầu của chương trình tiêm chủng bắt đầu vào ngày 14/2 tới.

Trong thông báo đăng trên trang chủ của Chính phủ Thái Lan, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nêu rõ công tác tiêm phòng sẽ bắt đầu với 50.000 liều vaccine của AstraZeneca, song không nêu cụ thể lịch trình tiêm phòng của giai đoạn 1. Trong số 19 triệu người được tiêm phòng trong giai đoạn 1, sẽ có 11 triệu người trong độ tuổi trên 60 và 6,1 triệu người có bệnh lý nền.

Ngoài ra, còn có 1,7 triệu nhân viên y tế và 15.000 nhân viên chính phủ tham gia công tác kiểm soát dịch bệnh. Những người dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai sẽ không nằm trong diện tiêm phòng đợt này. Ông cũng gửi lời xin lỗi vì đã không thể nhanh chóng giải quyết các vấn đền liên quan đến COVID-19 như người dân mong muốn.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech ngày 8/1/2021. Ảnh: Channel News Asia/TTXVN

Từ ngày 27/1, Singapore triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi tại hai địa điểm là Ang Mo Kio và Tanjong Pagar. Việc triển khai này nằm trong kế hoạch thử nghiệm giúp Bộ Y tế Singapore thiết lập các quy trình hoạt động trước khi mở rộng chương trình ra toàn quốc, với việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả người cao tuổi ở “đảo quốc Sư tử” từ giữa tháng 2 tới.

Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết mỗi địa điểm sẽ có từ 5.000 đến 10.000 người nhận được thư mời đặt lịch tiêm. Con số này có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào phản ứng sau tiêm. Đến cuối tháng 3 tới, mỗi khu trong 24 khu phố của Singapore sẽ có một trung tâm tiêm chủng cộng đồng. Mỗi trung tâm tiêm chủng cộng đồng có thể tiêm cho 2.000 người/ngày. Người dân có thể đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc tại các trung tâm cộng đồng gần nơi sinh sống.

Bộ Y tế Singapore cho biết đến nay hơn 60.000 người ở nước này được tiêm mũi 1 vaccine ngừa COVID-19. Nước này dự kiến đến quý III năm nay sẽ có đủ vaccine cho tất cả người dân và người cư trú dài hạn tại “đảo quốc Sử tử”.

 

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
COVID-19 tại ASEAN hết 26/1: Indonesia vượt 1 triệu ca bệnh; Biến thể mới lây lan tại Philippines
COVID-19 tại ASEAN hết 26/1: Indonesia vượt 1 triệu ca bệnh; Biến thể mới lây lan tại Philippines

Trong ngày 26/1, các nước ASEAN ghi nhận trên 19.000 ca mắc COVID-19 và 454 ca tử vong. Indonesia đã vượt mốc 1 triệu ca nhiễm, trong khi Philippines đối phó biến thể mới lây lan trong cộng đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN