COVID-19 tới 6 giờ sáng 2/7: Số ca tử vong tăng vọt trở lại ở Mỹ, Brazil

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 180.573 trường hợp mắc COVID-19 và 4.599 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 10,7 triệu người. Đại dịch đang trở lại và lây lan trên diện rộng hơn.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 30/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 10.777.769 ca, trong đó có 517.810 người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 5.926.848 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 57.8 và 4.333.111 ca đang điều trị tích cực.

Ngày 1/7, thế giới có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Chú thích ảnh
 Các tình nguyện viên chuyển thi thể bệnh nhân mắc COVID-19 tới nghĩa trang ở Chennai, Ấn Độ ngày 16/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm Mỹ (45.416 ca) và Brazil (40.2 ca); trong khi các nước Brazil (976 ca), Mexico (648 ca) và Mỹ (624 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Diễn biến lo ngại bắt đầu xuất hiện trở lại ở châu Á, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai.

Số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nơi ở châu Á, trong đó phải kể đến một số điểm nóng từng kiểm soát tốt dịch bệnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong khi Ấn Độ đối mặt với nguy cơ trở thành tâm dịch mới của thế giới, với 4 ca tử vong trong 24 giờ qua.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Galway, Ireland, ngày 29/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Châu Âu tiếp tục xu thế "hạ nhiệt", tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng bước mở cửa biên giới, khôi phục hoạt động kinh tế.

Trên bình diện khu vực, Mỹ Latinh tiếp tục là điểm nóng của đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm đặc biệt tăng mạnh trong những ngày gần đây tại Brazil, Mexico và Chile... Brazil hiện cũng là nước có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới.

Chú thích ảnh
 Người dân di chuyển trên đường phố tại New York, Mỹ ngày 25/6/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tình hình dịch bệnh tại Mỹ, quốc gia chịu tác động mạnh nhất, vẫn diễn biến khó lường khi ghi nhận trên 2.773.269 triệu ca nhiễm và trên 130.746 ca tử vong.

Còn số liệu tổng hợp theo ngày được Đại học Johns Hopkins cập nhật sáng 2/7 cho thấy Mỹ ghi nhận thêm 45.416 ca nhiễm mới và 624 ca tử vong trong 24 giờ trước qua.

Dịch lây lan nhanh đã buộc nhiều thống đốc bang, đặc biệt ở các bang miền Tây và Nam, phải tạm hoãn kế hoạch mở cửa trở lại. Bang Texas ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất kể từ khi bùng dịch, với gần 7.000 ca.

Chú thích ảnh
 Người dân xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại New York, Mỹ ngày 15/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, bang California vừa phát hiện một ổ dịch tại nhà tù San Quentin, một trong những cơ sở giam giữ lâu đời nhất ở bang này, với trên 1.000 tù nhân có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bang California, bang đông dân nhất của Mỹ, cũng là một trong những bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với trên 200.000 ca nhiễm và trên 6.000 ca tử vong.

Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn dịch bệnh truyền nhiễm của Nhà Trắng, nhận định Mỹ vẫn chưa thể kiểm soát được dịch COVID-19 và cảnh báo số ca nhiễm có thể lên tới 100.000 ca mỗi ngày, hơn gấp đôi mức 40.000 ca/ngày hiện nay, nếu không thực hiện nghiêm ngặt quy định giãn cách xã hội cũng như các biện pháp phòng dịch khác.

Chú thích ảnh
 Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Palmeiras do Javari, bang Amazonas, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 1/7, Brazil thông báo quyết định gia hạn 30 ngày lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài để tiếp tục duy trì các biện pháp đối phó với sự lây lan của dịch COVID-19 ở quốc gia Nam Mỹ.

Thông báo của Chính phủ Brazil nêu rõ, lệnh cấm được áp dụng đối với mọi hình thức nhập cảnh gồm đường bộ, hàng không và đường biển. Tuy nhiên, hạn chế đã loại trừ những người nước ngoài có thị thực tạm thời để thực hiện các hoạt động nghệ thuật, giáo dục, thể thao và kinh doanh, với thời hạn cụ thể.

Cho đến nay Brazil là quốc gia thứ 2 thế giới, sau Mỹ, về mức độ thiệt hại do dịch COVID-19. Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đã khuyến nghị Brazil cần mở rộng hơn nữa quy mô xét nghiệm để cuộc chiến chống dịch hiệu quả tốt hơn. PAHO cũng dự báo đỉnh dịch COVID-19 tại quốc gia Nam Mỹ sẽ rơi vào tháng 8.

Chú thích ảnh
 Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tới bệnh viện ở Breves,Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Cũng trong ngày 1/7, Thống đốc bang Sao Paulo, Joao Doria, thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm loại vắc-xin phòng COVID-19 do Trung Quốc sản xuất, mang tên Sinovac, tại 12 trung tâm nghiên cứu ở 6 bang trên lãnh thổ Brazil.

Phát biểu họp báo, ông Doria cho hay khả năng thử nghiệm vắc-xin Sinovac đã được thông báo lần đầu tiên hôm 11/6 tại Viện Butantan - một trung tâm nghiên cứu của bang Sao Paulo. Ngoài thử nghiệm, trung tâm còn thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ để sản xuất loại vắc-xin này ở trong nước.

Theo Giám đốc Viện nghiên cứu Butantan, Sinovac được đánh giá là 1 trong những vắc-xin có tiềm năng cao trong phòng ngừa COVID-19. Trước mắt, loại vắc-xin này đang chờ được Cơ quan Kiểm soát Dịch tễ quốc gia Brazil (Anvisa) cấp phép để tiến hành thử nghiệm trên người.

Ngoài Sinovac, Anvisa trước đó không lâu đã cho phép thử nghiệm lâm sàng một loại vắc-xin phòng COVID-19 khác do Đại học Oxford của Anh và hãng dược phẩm AstraZeneca Plc phối hợp phát triển.

Chú thích ảnh
 Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa Roma Termini ở Rome, Italy, ngày 3/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Dịch bệnh ở châu Âu có phần lắng dịu hơn, tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp tục thực hiện những kế hoạch mở cửa trở lại.

Ngày 1/7, Liên minh châu Âu (EU) đã mở cửa các đường biên giới ngoài cho du khách đến từ 15 quốc gia trên thế giới, không bao gồm Mỹ, Nga hay Brazil do tình hình dịch bệnh tại các quốc gia này vẫn phức tạp.

Ba Lan đã công bố danh sách 8 quốc gia không thuộc EU mà nước này đã sẵn sàng nối lại đường bay sau khi đã đình chỉ toàn bộ dịch vụ hàng không dân dụng kể từ giữa tháng 3 vừa qua.

Chú thích ảnh
 Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe (phải), Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa (thứ 2 phải), Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (trái) và người đồng cấp Bồ Đào Nha Antonio Costa (thứ 2 trái) tại buổi lễ mở cửa trở lại biên giới chung tại Badajoz, Tây Ban Nha, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 1/7, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chính thức mở cửa trở lại biên giới chung sau 3 tháng đóng cửa phòng dịch COVID-19.

Chứng kiến sự kiện này có Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và người đồng cấp Bồ Đào Nha Antonio Costa. Từ tuần trước, tất cả mọi hạn chế đi lại khác trong Liên minh châu Âu (EU) đã được dỡ bỏ.

Cùng ngày, Malta đã nối lại một phần hoạt động vận tải hàng không, cho phép du khách đến từ một số nước châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy nhập cảnh.

Chú thích ảnh
  Người dân di chuyển trên đường phố tại Moskva, Nga, ngày 9/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong khi đó, cùng ngày, Áo đưa ra cảnh báo đi lại đối với các nước Tây Balkan không thuộc EU do các ca nhiễm COVID-19 tại các nước này đang gia tăng.

Cảnh báo được đưa ra với công dân các nước gồm Albania, Bosnia - Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia.

Thông báo mới nhất của cơ quan y tế Nga cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 6.556 ca nhiễm mới COVID-19, đưa tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc lên 654.405. Tới sáng 2/7, số người tử vong vì đại dịch tại Nga là 9.536.

Chú thích ảnh
Trong ảnh: Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Chính phủ Thụy Sĩ thông báo kể từ ngày 6/7, mọi người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng đều phải đeo khẩu trang. Ngoài ra, quốc gia châu Âu cũng áp dungj yêu cầu kiểm dịch đối với mọi cá nhân nhập cảnh từ những khu vực có nguy cơ cao về dịch COVID-19.

Ttrong cuộc họp Hội đồng Liên bang ngày 1/7, Bộ trưởng Nội vụ Alain Berset cho biết sau khi xem xét số liệu về các ca mắc mới, gồm việc có tới gần 140 ca mắc trong 24 giờ qua, Thụy Sĩ muốn ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 thứ hai bùng phát.

Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang (FOPH) sẽ đưa ra danh sách những nước trong diện nguy cơ cao và phải kiểm dịch y tế. Hội đồng Liên bang cũng đề cập đến Thụy Điển - quốc gia không áp dụng phong tỏa và hiện phải đối mặt với việc dịch bùng phát ngoài kiểm soát. FOPH hiện trong quá trình hoàn thiện danh sách và sẽ cập nhật thường xuyên. Tính đến ngày 1/7, Thụy Sĩ - với dân số 8,5 triệu, đã ghi nhận 31.851 ca mắc COVID-19, trong đó 1.965 trường hợp đã tử vong.

Chú thích ảnh
 Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangalore, Ấn Độ ngày 16/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Ở châu Á, Ấn Độ ngày 1/7 ghi nhận thêm 507 ca tử vong, số ca tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca tử vong lên 17.400 ca.

Ngoài ra, quốc gia này phát hiện thêm 18.653 ca nhiễm, đưa tổng số lên 585.493 ca. Như vậy, Ấn Độ đã ghi nhận thêm khoảng 400.000 ca chỉ trong 1 tháng vừa qua.

Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 3 ca mới trong ngày 30/6, tất cả đều là lây nhiễm trong nước và đều ở thủ đô Bắc Kinh trong khi không có thêm ca tử vong nào.

Như vậy, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 83.534 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Hàn Quốc, với 51 ca mới được phát hiện (gồm 15 ca nhập cảnh và 36 ca lây nhiễm trong cộng đồng), tổng số ca ở nước này tăng lên 12.850 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Hàn Quốc có số ca nhiễm mới tăng từ 40 ca/ngày.

Từ ngày 1/7, Hàn Quốc quy định 8 loại hình cơ sở kinh doanh có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao như quán karaoke, phòng tập thể thao trong nhà, phải áp dụng hệ thống điện tử quét mã QR trên điện thoại thông minh để lưu danh sách người ra vào.

Các cơ sở không tuân thủ nguyên tắc phòng dịch sẽ bị phạt hành chính tối đa 3 triệu won (2.500 USD) hoặc bị cấm hoạt động. Giới chức sẽ cân nhắc biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở tôn giáo nếu số ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng, đồng thời tiếp tục yêu cầu người dân tuân thủ tuyệt đối biện pháp phòng dịch như giữ khoảng cách trong giao tiếp, đeo khẩu trang ngay cả khi không có triệu chứng hay tại khu vực không có ca nhiễm mới phát sinh.

Chú thích ảnh
  Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 27/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày 1/7 ghi nhận thêm 67 ca nhiễm, mức cao nhất trong ngày kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 25/5.

Đây là ngày thứ 6 liên tiếp Tokyo có số ca nhiễm mới vượt ngưỡng 50 ca/ngày. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 ở thành phố này hiện là 6.292 người.

Theo chính quyền Tokyo, phần lớn các ca nhiễm mới trong thời gian gần đây là giới trẻ, những người thường xuyên đi tới hoặc làm việc tại các cơ sở vui chơi, giải trí về đêm.

Chú thích ảnh
  Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho một em nhỏ tại thành phố Holon, Israel ngày 11/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Ở Trung Đông, Quốc hội Israel ngày 1/7 đã bỏ phiếu thông qua luật cho phép Cơ quan an ninh nội địa (Shin Bet) sử dụng các công nghệ hiện đại để theo dõi những trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi số ca mắc ở nước này đang tăng nhanh trở lại.

Dự luật nói trên từng được Chính phủ Israel phê chuẩn hôm 15/3 theo cơ chế tình trạng khẩn cấp do diễn biến của dịch COVID-19 ở nước này, sau khi một ủy ban quốc hội từ chối thông qua do cho rằng "cần thêm thời gian để nghiên cứu". Tuy nhiên Tòa án Tối cao Israel đã ngăn cản việc áp dụng biện pháp này do có thể đe dọa quyền riêng tư của cá nhân và phải chờ luật chính thức được thông qua hoặc loại bỏ.

Israel, với dân số trên 9 triệu người, đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên hôm 21/2. Tính đến sáng 2/7, nước này xác nhận đã có trên 26.000 ca dương tính với SARV-CoV-2, trong đó có 321 trường hợp tử vong và 980 ca mắc mới trong vòng 24 giờ.

Chú thích ảnh
 Người dân di chuyển trên đường phố tại Sydney, Australia, ngày 24/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 1/7, nhà chức trách Australia cho biết sẽ tiến hành phong tỏa hơn 30 khu vực ngoại ô phía Bắc thành phố Melbourne trong vòng 1 tháng nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.

Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần ghi nhận số ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng ở mức 2 con số tại Victoria - bang đông dân thứ hai của Australia.

Theo đó, kể từ đêm 1/7 đến ít nhất ngày 29/7, hơn 30 khu vực ngoại ô với khoảng 300.000 dân nói trên sẽ thực hiện trở lại các biện pháp nghiêm ngặt cụ thể là không được ra ngoài, ngoại trừ đi mua sắm nhu yếu phẩm, khám sức khỏe, đi làm và tập thể dục. Bên cạnh đó, giới chức trách cũng dự kiến tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 với khoảng 50% người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Chú thích ảnh
 Người dân trên đường phố tại Sydney, Australia, ngày 24/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo người dân có thể bị phạt nếu từ chối thực hiện xét nghiệm. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Thủ hiến bang Victoria cho biết hơn 1.000 cư dân tại đây đã từ chối hợp tác với giới chức y tế khi được yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Australia được đánh giá là nước kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh COVID-19 so với nhiều quốc gia khác khi chỉ ghi nhận khoảng 7.730 ca, trong đó có 104 ca tử vong. Tuy nhiên, tình hình số ca mới tăng mạnh gần đây đang làm dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai tại nước này.

Chú thích ảnh
Khách du lịch thăm quan Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, Thái Lan ngày 7/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus SARS-CoV-2. Indonesia tình hình tiếp tục diễn biến nghiêm trọng nhất khu vực, khi số bệnh nhân mắc và số ca tử vong vẫn ở mức cao. Từ lâu, “quốc gia vạn đảo” đã dẫn đầu khu vực về số bệnh nhân cũng như nạn nhân tử vong do đại dịch. Cũng trong ngày, khu vực ASEAN có 6 nước ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 4.418 người dân ở khu vực này, tăng 62 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 153.199 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 87.347 trường hợp.

Trái với tình hình ở Indonesia hay Philippines, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại nhịp. Nhiều nước ASEAN tiến tục xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 14/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 1/7, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận 1.5 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 57.770 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 58 ca lên 2.934 ca. Đây là con số tử vong do COVID-19 cao nhất tại một quốc gia bên ngoài Trung Quốc ở khu vực Đông Á.

Tại Philippines, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo số ca mắc COVID-19 tại đây đã tăng thêm 999 ca lên .511 ca. Trong khi đó, số ca tử vong trên toàn Philippines đã tăng thêm 4 ca lên 1.270 ca.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh duy trì các biện pháp hạn chế một phần đối với thủ đô Manila thêm 2 tuần nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan trong khhi nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Chú thích ảnh
  Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 24/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 1/7, các trường học trên khắp Thái Lan đã mở cửa đón học sinh trở lại sau nhiều tháng giảng dạy trực tuyến do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Các trường học mở cửa trở lại trong điều kiện các biện pháp phòng ngừa vẫn được áp dụng nghiêm ngặt, từ kiểm tra thân nhiệt cho tới lập nên các phòng ngủ tạm thời, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Chú thích ảnh
 Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Nairobi, Kenya ngày 20/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ở châu Phi, các điểm nóng dịch bệnh trong khu vực vẫn ghi nhận số ca nhiễm và tử vong tiếp tục tăng. Nam Phi thông báo số ca nhiễm đã vượt mốc 150.000 ca. Cụ thể, quốc gia này ghi nhận thêm 6.945 ca nhiễm và 128 ca tử vong trong vòng một ngày trước, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 151.209 ca và 2.657 ca.

Cùng ngày, Ai Cập phát hiện thêm 1.557 ca nhiễm, nâng tổng số lên .311 ca, trong đó có 2.953 ca tử vong. Hiện trung bình mỗi ngày Ai Cập ghi nhận trên 1.000 ca mới.

Truyền thông nhà nước Ai Cập ngày 1/7 đưa tin trong chuyến thị sát các dự án xây dựng ở quận Nasr City, thủ đô Cairo, Tổng thống Abdel Fattah El Sisi đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải triển khai tất cả các biện pháp chống dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
 Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Cairo. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Văn phòng Tổng thống Ai Cập, ông Sisi đã khẳng định tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn cho tất cả các công nhân làm việc tại các công trường xây dựng trong bối cảnh dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Tổng thống Sisi cũng đã dừng xe và nói chuyện với một người bán hàng rong trên phố về điều kiện sống, cũng như nhu cầu của người này.

Bộ Y tế Ai Cập cùng ngày xác nhận 1.503 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, đưa tổng số ca COVID-19 ở quốc gia Bắc Phi này lên 69.814 người, trong đó có 3.034 bệnh nhân tử vong.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Mỹ mua số lượng lớn thuốc Remdesivir chữa COVID-19
Mỹ mua số lượng lớn thuốc Remdesivir chữa COVID-19

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) thông báo chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đặt hàng hơn 500.000 liều remdesivir – loại thuốc đầu tiên được cấp phép sử dụng trong việc điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN