Croatia sẽ gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen từ năm 2023

Ngày 8/12, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cho phép Croatia tham gia đầy đủ vào khu vực miễn thị thực Schengen, tuy nhiên Romania và Bulgaria sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.

Chú thích ảnh
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN

CH Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, thông báo: “Schengen sẽ mở rộng lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. Các bộ trưởng đã phê chuẩn quy chế thành viên của Croatia từ ngày 1/1/2023”.

Ủy viên phụ trách nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson cho biết đối với trường hợp của Bulgaria và Romania, “chúng tôi chưa đạt được sự nhất trí”.

Khu vực Schengen là khu vực tự do đi lại lớn nhất thế giới và hiện có 26 quốc gia, trong đó có 22 nước EU cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Khoảng 1,7 triệu người đang sống ở một quốc gia Schengen và làm việc tại một quốc gia khác trong khu vực này. Mỗi ngày có khoảng 3,5 triệu người qua lại trong khu vực.

Tháng trước, EC cho rằng tất cả ba ứng cử viên - Croatia, Bulgaria và Romania - đáp ứng các tiêu chí để gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen. Nghị viện châu Âu cũng đã bỏ phiếu ủng hộ quy chế thành viên cho các nước này. Tuy nhiên, các quyết định cuối cùng về việc mở rộng Schengen đều phải được thông qua với sự đồng thuận tuyệt đối của các nước thành viên.

Bulgaria và Romania vấp phải sự phản đối của Áo, nước từng chứng kiến tình trạng người xin tị nạn tăng mạnh và lo ngại rằng việc chấp nhận hai nước này sẽ làm tăng nhập cư thông thường.

Bích Liên (TTXVN)
Áo cảnh báo phủ quyết việc mở rộng khối Schengen
Áo cảnh báo phủ quyết việc mở rộng khối Schengen

Mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 7/12 dẫn lời Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Áo Karoline Edtstadler cảnh báo nước này sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để phản đối việc kết nạp Romania và Bulgaria vào khối Schengen.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN